Thứ ba, 24/12/2024 - 14:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Sau khi được đầu tư hàng chục tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, di tích hàng trăm năm tuổi ở một số huyện thuộc thành phố Hà Nội đã được khoác lên mình những bộ áo mới.
Từ năm 2022 đến nay, thành phố Hà Nội đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các địa phương nhằm tu bổ, tôn tạo các di tích đền, đình, chùa xuống cấp.
Phản ánh đến Tạp chí Thanh tra, nhiều bạn đọc cho biết, quá trình tu bổ, tôn tạo các di tích, đơn vị thi công đã cho múc hết từ nền móng, sân, tường để xây dựng lại. Không còn dấu tích lịch sử của “mái ngói, sân đình” cổ kính nữa. Việc này, nếu không được thực hiện một cách thận trọng, sẽ gây lãng phí ngân sách Nhà nước, lại còn làm cho các di tích lịch sử này không còn lưu giữ được những giá trị lịch sử, kiến trúc.
Ở nhiều công trình, các cấu kiện, chi tiết, nền móng, sân, tường được thay mới gần hết. Từ di tích hàng trăm năm lịch sử đã được “khai sinh lại” như những công trình “sơ sinh”
Từ những phản ánh của bạn đọc, phóng viên Tạp chí Thanh tra đã đi khảo sát, ghi nhận tại một số công trình di tích đã và đang được tu bổ, tôn tạo ở một số huyện ngoại thành của Hà Nội.
Tại huyện Thạch Thất, chỉ tính riêng từ năm 2022 đến nay đã có hàng chục di tích đình, chùa được đầu tư để tu bổ, tôn tạo với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng.
Riêng Đình Hữu Bằng, được huyện đầu tư hơn 35,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo. Đơn vị trúng thầu là Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Tràng An.
Sau hơn một năm dự án được phê duyệt (Quyết định số 441/QĐ-BQLDA ngày 21/7/2023, do ông Nguyễn Xuân Sinh – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện ký), ghi nhận ngày 17/12/2024, công trình đang đi vào giai đoạn hoàn thiện. Trò chuyện với chúng tôi, các cụ cao tuổi của xã Hữu Bằng cho biết, cả ngôi đình và chùa Hữu Bằng đều có tuổi đời hơn 300 năm, là di tích cấp Bộ.
Theo quan sát của phóng viên, ngôi đình được xây dựng mới từ móng, tường, hầu hết các cấu kiện bằng gỗ cũng được thay mới hoàn toàn, chỉ giữ lại được số ít.
Đình Hữu Bằng đang vào giai đoạn hoàn thiện.
Nằm trong cùng quần thể di tích là ngôi chùa Hữu Bằng cũng vừa được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Thất phê duyệt hơn 18 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo. Đến nay, toàn bộ nền, tường, mái của ngôi chùa đã được nhà thầu tháo dỡ hoàn toàn để chuẩn bị cho công tác thi công.
Di tích chùa Hữu Bằng cũng đã được tháo dỡ, hạ giải để chuẩn bị cho công tác thi công.
Còn tại di tích đình Yên Lạc, xã Cần Kiệm, các cụ cao niên cho biết, ngôi đình được xây dựng từ vài trăm năm trước, cũng là di tích cấp Bộ. Cuối năm 2023, huyện Thạch Thất phê duyệt gần 25 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo. Đến nay, công trình đang đi vào hoàn thiện và xây dựng phần sân đình. Một số hạng mục như: móng, nền, tường được xây mới; nhiều cấu kiện bằng gỗ được thay mới.
Di tích Đình Yên Lạc đang được đơn vị thi công hoàn thiện.
Cũng giống như huyện Thạch Thất, một số di tích của huyện Quốc Oai cũng được đầu tư tu bổ, tôn tạo. Nhưng có những di tích chỉ sửa chữa, thay thế một phần nhỏ, nền móng, tường và các cấu kiện gỗ gần như được giữ nguyên, nhưng cũng có những di tích đã bị tháo dỡ, đang chờ thi công.
Cụ thể, tại đình Yên Nội, xã Đồng Quang, ghi nhận của phóng viên ngày 17/12/2024, phần Hậu cung của đình cũng đã được đơn vị thi công tháo dỡ hết phần mái và phần tường, nền đang được đào xới. Dự kiến, đầu năm 2025 nhà thầu sẽ triển khai thi công. Dự án này được đầu tư hơn 19,6 tỷ đồng.
Phần Hậu cung của đình Yên Nội, xã Đồng Quang đã được nhà thầu tháo dỡ để chuẩn bị cho công tác thi công.
Ngoài ra, trên địa bàn xã Đồng Quang còn có di tích Quán Thượng và Quán Hạ cũng đã được phê duyệt đầu tư, đến nay đơn vị thi công đang thực hiện công tác chuẩn bị thi công. Được biết, những di tích này đều có tuổi đời vài trăm năm.
Vẫn còn mô hình tốt, cần nhân rộng
Trái ngược với các dự án trên, dự án tu bổ, tôn tạo chùa Đồng Bụt, ngôi chùa có tuổi đời gần 700 năm tại huyện Quốc Oai, thì cách làm hoàn toàn đáng để các địa phương học hỏi. Chủ đầu tư và đơn vị thi công, theo như đánh giá của các cụ cao niên trong làng, đã cố gắng bảo tồn nguyên trạng công trình. Toàn bộ phần nền móng, tường và các cấu kiện gỗ hầu như được giữ nguyên, không bị thay mới.
Chia sẻ với Tạp chí Thanh tra, ông Nguyễn Đình Hải - Trưởng ban Khánh tiết Chùa Đồng Bụt cho rằng: “Chủ trương của Nhà nước là trùng tu, tôn tạo là mình phải giữ được những gì cổ nhất có thể, thuộc về lịch sử, cái gì hỏng quá mới phải thay. Những gì còn tồn tại được thì vẫn phải giữ. Nếu mà làm cho dễ làm để thay mới thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị lịch sử rất là nhiều, đặc biệt là tuổi của di tích.
Chùa Đồng Bụt sau khi được tu bổ, tôn tạo vẫn giữ nguyên nét cổ kính, không bị làm mới và thay thế nhiều.
“Ví dụ, như di tích chùa Đồng Bụt có gần 700 năm tuổi rồi, có những cấu kiện gỗ có tuổi đời 400 đến 500 năm vẫn dùng được, vừa rồi hạ xuống chụp ảnh và đánh giá mức độ chưa phải thay là chưa cho thay. Trùng tu, tôn tạo mà lại thay mới hết thì sẽ làm mất đi giá trị lịch sử của ngôi chùa, của hiện vật. Bởi lẽ trong lịch sử, sổ sách có ghi những năm xây dựng chùa, trùng tu sửa chữa qua các thời kỳ. Giờ mình chưa hỏng mà lại thay mới, hủy bỏ thì sẽ làm mất đi giá trị lịch sử văn hóa. Nếu giờ thay hết thì chùa này sẽ thành chùa mới, nên muốn hay không chúng tôi phải bảo vệ được. Chứ giờ chùa này là chùa cổ mới có giá trị quý, lưu giữ được giá trị văn hóa từ ngày xưa. Những chùa mới bây giờ làm bằng xi măng, gỗ to hoành tráng nhưng giá trị hồn cốt gần như là không có – ông Hải cho biết.
Đình Ngọc Phúc sau khi được tu bổ, tôn tạo.
Tương tự, ở dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Ngọc Phúc, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, được đầu tư hơn 10 tỷ đồng, sau hơn 1 năm thi công, đến nay đã được bàn giao cho địa phương. Quá trình tu bổ, tôn tạo, ngoài phần móng, nền và tường được xây dựng mới, thì 60% các cấu kiện, kiến trúc gỗ, đá đều được giữ lại.
Cũng tại huyện Ứng Hòa, từ năm 2022 đến nay được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các di tích đình, đền, chùa. Hiện, một số di tích đã tu bổ, tôn tạo xong và bàn giao cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, tại nhiều di tích các cấu kiện, chi tiết, nền móng, sân, tường cũng được thay mới gần hết.
Một số hình ảnh ở các di tích tại Ứng Hòa:
Di tích đình Thanh Sam, cũng được huyện Ứng Hòa đầu tư hơn 13 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo. Đến nay, dự án đã được khánh thành và ban giao cho người dân địa phương. Hầu hết cấu kiện gỗ của ngôi đình này khi tu bổ, tôn tạo cũng được thay mới; Nền, móng, sân, tường cũng đã được xây dựng lại.
Còn tại xã Phương Tú, ngôi đình Động Phí cũng là di tích cấp Bộ, được huyện Ứng Hòa đầu tư hơn 16,6 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo từ năm 2023, đến nay dự án đã được bàn giao cho địa phương. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hầu hết cấu kiện gỗ của ngôi đình này cũng được thay mới khi tu bổ, tôn tạo; phần móng, nền, sân, tường, mái cũng được xây mới.
Đình Động Phí, xã Phương Tú trước khi được Nhà nước đầu tư tu bổ, tôn tạo.
Cách đó không xa là ngôi đình Dương Khê, có tuổi đời vài trăm năm cũng vừa được huyện Ứng Hòa đầu tư hơn 19,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo vào năm 2023. Tình trạng xây mới và thay thế cũng tương tự như những di tích đã nêu ở trên.
Trịnh Nguyễn
Từ khóa:
hà nội quốc oai tu bổ tôn tạo di tích công ty cổ phần thương mại và xây dựng tràng an thạch thất ứng hòa di tích lịch sử đình hữu bằng chùa hữu bằng chùa đồng bụt đình yên lạc đình yên nội đình ngọc phúc đình động phí đình dương khê đình thanh sam đền thanh sam đình hoa đường xã trường thịnh xã phương tú xã ngọc liệpÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Thời tiết / Tỷ giá
23°C
23°C - 27°C
CN
23°C - 27°C
T2
22°C - 26°C
T3
22°C - 29°C
T4
25°C - 32°C
Mã
Mua
Bán
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.
K. Dung (TH)
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.
Nguyễn Hoàng
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.
K. Dung