Thứ tư, 10/05/2023 - 12:27 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Chiều 9/5/2023, theo chương trình làm việc phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (sau đây gọi chung là Luật các TCTD) đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Luật các TCTD đã tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), tạo cơ sở để các TCTD nâng cao chất lượng công tác quản trị, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tiếp cận dần với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, sau hơn 12 năm thực hiện với một lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2017, một số quy định tại Luật đã không còn phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn. Bên cạnh đó, yêu cầu về tăng cường chất lượng quản trị, điều hành TCTD đáp ứng với tình hình mới và chuẩn mực quốc tế đặt ra vấn đề cần phải xem xét để xây dựng Luật mới thay thế Luật các TCTD.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh, mục đích của việc xây dựng dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các TCTD, xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các TCTD hiện hành; luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD sau khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023.
Dự thảo Luật được bố cục gồm 13 Chương, 195 Điều với những nội dung cơ bản như: Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, Về những quy định chung; Về tổ chức, quản trị, điều hành của TCTD; các nội dung liên quan đến hoạt động của TCTD; Các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD; Về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, phá sản, giải thể TCTD; Về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và các quy định thi hành.
Tờ trình của Chính phủ cũng khẳng định, việc xây dựng Luật Các TCTD (sửa đổi) để sửa đổi, bổ sung các quy định phòng ngừa rủi ro, tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của TCTD; xây dựng công cụ để quản lý các TCTD, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ nhân sự quản lý, điều hành của TCTD; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành TCTD; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các công cụ để bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD; tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh đó có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo; có quy định để kịp thời xử lý khi TCTD gặp rủi ro thanh khoản cũng như các biện pháp đặc biệt để xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Tiếp tục hoàn thiện tài liệu để có thêm cơ sở nghiên cứu, xem xét
Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, đại diện cơ quan thẩm tra cho biết, UBKT tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Các CTD với các lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị khá công phu, đầy đủ theo danh mục quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, UBKT cho rằng, để có thêm cơ sở nghiên cứu, xem xét các quy định tại dự thảo Luật, đề nghị tiếp tục hoàn thiện một số tài liệu (đã nêu trong báo cáo thẩm tra đầy đủ) và làm rõ đã sửa đổi, bổ sung và giữ nguyên bao nhiêu điều so với Luật hiện hành.
Cũng có ý kiến đề nghị cần bố cục lại một số chương, mục cho hợp lý hơn; xem xét bổ sung 01 Điều quy định về “Các hành vi bị nghiêm cấm”. Đồng thời, để bảo đảm tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đề nghị tiếp tục rà soát dự thảo Luật với quy định tại các luật liên quan để hoàn thiện dự thảo Luật, khắc phục tối đa những vướng mắc trong áp dụng, triển khai thực hiện quy định của Luật.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị rà soát, làm rõ khái niệm về tổ chức tín dụng; hoạt động ngân hàng, bao thanh toán, bảo lãnh và bổ sung một số khái niệm khác như: vốn pháp định, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, dịch vụ ngân quỹ, giao đại lý...
Đối với khái niệm người có liên quan, đề nghị bổ sung đánh giá thực trạng tình hình sở hữu chéo hiện nay trong hệ thống ngân hàng, giữa ngân hàng với doanh nghiệp và công ty chứng khoán, từ đó làm rõ cơ sở đề xuất bổ sung thêm đối tượng người có liên quan; rà soát với Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán để bảo đảm không gặp vướng mắc khi triển khai.
Về tỷ lệ sở hữu cổ phần (Điều 55), UBKT cho rằng, việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần là một trong những biện pháp nhằm hạn chế sự can thiệp, chi phối của cổ đông lớn vào quản trị của TCTD, đồng thời tăng tính đại chúng của TCTD. Tuy nhiên, đề nghị làm rõ hơn cơ sở đề xuất các tỷ lệ này; cần đánh giá rõ thực trạng sở hữu cổ phần tại các TCTD để xác định rõ mức độ, nguyên nhân của tình trạng sở hữu chéo để đề xuất giải pháp căn cơ, triệt để và xử lý được tình trạng sở hữu chéo hiện nay. Đánh giá kỹ lưỡng tác động, nhất là đối với các cổ đông hiện hữu sẽ phải giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần sau khi luật có hiệu lực và tác động đến thị trường chứng khoán.
Về giới hạn cấp tín dụng (Điều 127), UBKT đề nghị cân nhắc việc sửa đổi các giới hạn cấp tín dụng, vì: (1) Việc giảm tổng mức dư nợ cấp tín dụng sẽ tác động ngay đến nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự là kênh huy động vốn ổn định cho nền kinh tế và còn nhiều rủi ro; (2) Việc mở rộng định nghĩa về người có liên quan đồng thời với việc thu hẹp tổng mức tín dụng được cấp cho một khách hàng và người có liên quan sẽ gây tác động bất lợi kép cho cả khách hàng và ngân hàng; (3) Báo cáo đánh giá tổng kết chưa nêu rõ thực trạng cấp tín dụng của các TCTD cũng như các rủi ro chủ yếu hiện nay, cũng như chưa thuyết minh việc đề xuất các tỷ lệ thay thế tại Luật hiện hành; (4) Thông lệ quốc tế (quy định của các nước: Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia...) đều quy định ở mức tỷ lệ cao hơn so với quy định tại dự thảo Luật.
Về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu (Chương XI), UBKT thấy rằng việc luật hóa một số quy định tại Nghị quyết số 42 trên cơ sở phát huy những kết quả tích cực về xử lý nợ xấu trong thời gian thí điểm của Nghị quyết và phù hợp với yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 63/2022/QH15, tạo cơ sở pháp lý nhằm xử lý nhanh nợ xấu, khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, Nghị quyết số 42 là nghị quyết thí điểm được ban hành trong bối cảnh nợ xấu cao, phức tạp, vì vậy, việc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 42 cần được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, đặt trong bối cảnh các quy định pháp luật hiện nay đã được hoàn thiện rõ ràng, đầy đủ hơn. Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tránh hành chính hoá quan hệ dân sự, kinh tế, bảo đảm hài hòa, công bằng với các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, kinh tế.
Ngoài ra, UBKT cũng đề nghị tiếp tục rà soát các luật liên quan như Luật Chứng khoán để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hoàn thiện điều khoản chuyển tiếp; rà soát, sửa đổi các quy định có liên quan tại Luật Các TCTD theo hướng tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát của NHNN cũng như phối hợp giám sát, chia sẻ thông tin giữa NHNN với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để phát hiện, ngăn ngừa sớm các rủi ro của thị trường tài chính; tiếp tục nghiên cứu, rà soát các điều, khoản quy định trong dự thảo Luật giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN quy định chi tiết (dự thảo Luật có 15 điều, khoản giao Chính phủ quy định chi tiết; 3 điều, khoản giao Thủ tướng Chính phủ quy định và có tới 85 điều, khoản giao NHNN quy định hoặc hướng dẫn). Đồng thời, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu báo cáo thẩm tra đầy đủ của Ủy ban Kinh tế./.
Đỗ Quyên
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Thời tiết / Tỷ giá
27°C
27°C - 33°C
T5
27°C - 33°C
T6
27°C - 29°C
T7
25°C - 28°C
CN
25°C - 29°C
Mã
Mua
Bán
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp - Việc làm 2025 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với chủ đề “Phá thạch khai hoa”, mang đến cơ hội khám phá ngành học, kết nối việc làm và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 12/4, Viện Dòng Lịch sử phối hợp với Mạng xã hội Vdiarybook, Trung tâm Dạy nghề Vaide (Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam) và Trường THCS Lê Quý Đôn tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên toàn quốc.
LA
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 83/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, có hiệu lực từ ngày 2/4/2025.
(ThanhtraVietNam) - Đề án chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ký ban hành sẽ là khởi đầu một hành trình đổi mới toàn diện, ứng dụng công nghệ số để đưa pháp luật đến gần hơn với mọi người dân, doanh nghiệp, hứa hẹn mở ra tương lai thông minh, tiện lợi và nhân văn.
LA
(ThanhtraVietNam) - Hôm nay, khi ngồi viết những dòng này, lòng tôi vẫn rạo rực bởi những cảm xúc chưa kịp lắng lại từ hành trình đưa mẹ đi cấp cứu tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, bệnh viện Tim và St. Paul (Xanh Pôn). Một chuyến đi tưởng chừng căng thẳng, mệt mỏi, hóa ra lại là trải nghiệm ấm áp, tràn đầy niềm tin vào con người và ngành y tế nước nhà. Khoa Phẫu thuật Thần kinh, nơi những ca phẫu thuật phức tạp về não và tủy sống diễn ra, không chỉ chữa lành cơ thể mà còn chạm đến trái tim, mang lại hy vọng và niềm vui. Những gì tôi chứng kiến chính là minh chứng sống động cho câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi gặp gỡ những người làm nghề y: “Ngành y tế không chỉ chữa bệnh cho thân thể mà còn chữa lành cả tâm hồn con người”
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự. Theo Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm, vụ án không chỉ phơi bày mối nguy hại đến sức khỏe cộng đồng mà còn bộc lộ những lỗ hổng chết người trong quản trị doanh nghiệp. Làm thế nào để các nhà lãnh đạo tránh được vòng lao lý từ những sai lầm tưởng chừng nhỏ nhặt? Bài học từ vụ án này, qua lăng kính của LS Trương Anh Tú, là lời nhắc nhở đắt giá cho mọi doanh nhân.
LA
(ThanhtraVietNam) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Công văn 1581/BGDĐT-GDPT, khẳng định giữ nguyên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Động thái này nhằm đảm bảo sự ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục công lập trong bối cảnh sắp xếp lại đơn vị hành chính theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Hồ Hòa Bình – “dòng sông ánh sáng” hùng vĩ của Tây Bắc, nơi hội tụ sức mạnh thiên nhiên, tinh thần lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc, đang đối mặt với nguy cơ bị bóp nghẹt bởi những công trình trái phép. Ai đang tiếp tay cho thảm họa này? Làm sao để cứu lấy di sản quốc gia trước khi quá muộn?
LA
(ThanhtraVietNam) - Các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm được thực hiện liên tục, góp phần kéo giảm hầu hết các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội với nhiều chuyển biến tích cực.
(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.
K. Dung (TH)
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.
Dương Nguyễn