Tất cả chuyên mục

Hôm nay là rằm tháng 7 – Ngày lễ Vu Lan

Thứ ba, 24/08/2010 - 08:30 (GMT+7)

(Thanhtravietnam.vn) - Vu-lan hay còn gọi là Tết Trung nguyên, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, còn được hiểu là lễ báo hiếu.

Nguyễn Du từng mô tả trong "Văn tế thập loại chúng sinh": "Trời tháng Bảy mưa dầm sùi sụt; Toát hơi mây lạnh ngắt xương khô; Não người thay buổi chiều Thu; Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng". Vào dịp này, trời thường mưa gió, sập sùi. Thủa trước, khi còn nghèo nàn, quang cảnh thôn quê rất đỗi thê lương. Tiết trời như vậy thật dễ làm cho con người ta thấy được sự mong manh của kiếp người với cõi người, và lễ xá tội vong nhân vào dịp này dường như càng là sự ấn định hợp lý của Trời, Đất và Đức Phật.

Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Ở Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.

Ý nghĩa lễ Bông hồng cài áo:

Ảnh minh họa – Nguồn InternetTrong nhân gian, ai mà lại không có Mẹ. Từ người làm vua cho đến kẻ cùng đinh hà tiện tất thảy đều do Mẹ sinh ra và nuôi lớn. Mẹ của người làm vua và Mẹ của kẻ cùng đinh hà tiện đều thương con như nhau, dù khổ đau lam lũ hay hạnh phúc cao sang thì giá trị tình thương của Mẹ vẫn luôn không thay đổi. Thế nhưng những người con thương Mẹ thì lại khác.

Cho nên hàng năm, cứ đến mùa Vu lan, hầu hết người Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng đều được dự lễ “Bông Hồng cài áo”, để tưởng nhớ công ơn của Mẹ, dù còn hiện tiền hay không còn lưu dấu.

“Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù Người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa”.

(Tản văn “Bông hồng cài áo” của Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh)


Sự tích ngày xá tội vong nhân:

Ảnh minh họa – Nguồn InternetSự tích lễ cúng cô hồn như sau: Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên". 


A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn mà chúng tôi đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là "thả quỷ miệng lửa", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành "tha tội cho tất cả những người chết". Vì vậy, ngày nay mới có câu : "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân". 

Nhưng lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.  

Sự tích Ngưu Lang – Chức NữẢnh minh họa – Nguồn Internet

Ngưu Lang - Chức Nữ hay Ông Ngâu - Bà Ngâu là câu truyện cổ tích. Có hai phiên bản, một của Việt Nam và một của Trung Quốc. Truyện cổ tích này có liên quan đến các sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt Nam. Trong truyện cổ tích Trung Quốc cũng có nhắc tới Ngưu Lang và Chức Nữ nhưng nội dung câu chuyện cũng như các dị bản thì không giống với truyện của Việt Nam.


Thuở xưa, có vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng tên là Ngưu Lang, vì say mê nhan sắc của một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng thượng đế giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.


Nhưng về sau, Ngọc Hoàng nghĩ lại, thương tình nên ra ơn cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hoá thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu(thông thường vào tháng Bảy âm lịch) và gọi họ là ông Ngâu bà Ngâu.


Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Các phường thợ mộc mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai. Kẻ muốn làm kiểu này, người muốn làm kiểu kia, cãi nhau chí chóe. Đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.


Bị hoá làm quạ, các phường thợ mộc lại càng giận nhau hơn. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh.


Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.

Lan Anh (tổng hợp)

letiendat

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Cảnh báo giả mạo ứng dụng MoMo Pro

(ThanhtraVietNam) – Trước sự việc một người dân ở Hà Nội bị mất hàng trăm triệu đồng khi bị lừa tham gia hệ thống quỹ đầu tư MoMo Pro giả mạo, Bộ Công an đã khuyến cáo người dân khi giao dịch tài chính.

Ngô Tân

Khẩn trương triển khai đấu tranh phòng, chống thuốc, sữa, thực phẩm giả

(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ở nước ta thời gian gần đây, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương, nghiêm túc triển khai công tác đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Hoàng Minh

Hải Phòng: Siết chặt quản lý thị trường mỹ phẩm, quyết tâm chống hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường vừa ban hành Văn bản 3802/VP-VX, yêu cầu các Sở, ngành và UBND cấp huyện đồng loạt tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra hậu mại. Mục tiêu là ngăn chặn hiệu quả nạn buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực mỹ phẩm, đặc biệt trên môi trường mạng, nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.

PV

Vĩnh Phúc: Triển khai các giải pháp cấp bách kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông

(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành và địa phương tập trung triển khai các giải pháp cấp bách nhằm tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số lưu vực sông.

PV

Ninh Bình: Tăng cường phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(ThanhtraVietNam) - Trước những dự báo về tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường và cực đoan trong năm 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

PV

Kon Tum: Kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới

(ThanhtraVietNam) - Nhằm theo dõi việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2025 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá nội dung này.

Hoàng Minh

Bộ Y tế chỉ đạo đợt cao điểm chống thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa giả

(ThanhtraVietNam) - Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu triển khai đợt cao điểm Tháng 5 đấu tranh chống sản xuất, buôn bán thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa giả và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Lan Anh

“Cộng đồng bền vững - Thích ứng thiên tai”

(ThanhtraVietNam) - Ngày 17/5/2025, tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng đã diễn ra Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2025 với chủ đề “Cộng đồng bền vững - Thích ứng thiên tai”.

Sự cố sạt lở tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ, Lai Châu: Đã tìm được 05 thi thể công nhân bị vùi lấp

(ThanhtraVietNam) - Liên quan đến sự cố sạt lở tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ, Lai Châu, đến 14 giờ 10 phút ngày 17/5/2025, các lực lượng chức năng đã tìm được 05 thi thể công nhân bị vùi lấp.

K. Dung

Sạt lở tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ, Lai Châu: 09 công nhân bị thương và mất tích

(ThanhtraVietNam) - Vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 16/5/2025 tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A thuộc bản Lả Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã xảy ra sự cố sạt lở đất, đá khi đang thi công hố móng đập làm 09 công nhân thuộc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Dũng Phúc Lộc bị mất tích và bị thương.

K. Dung

Long Châu hợp tác cùng Viện Công Nghệ Tiên Tiến - Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ phát triển dược phẩm bảo vệ sức khỏe người Việt

(ThanhtraVietNam) - Với cam kết mạnh mẽ về sự minh bạch và chất lượng, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững, FPT Long Châu, Viện Công nghệ Tiên Tiến thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ VN chính thức ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dược liệu tiên tiến phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Sự kiện hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình mang đến các sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn, minh bạch, chất lượng và hiệu quả cao cho người dân Việt Nam.

Số hóa tài liệu lưu trữ: Hướng đi tất yếu trong chuyển đổi số quốc gia

(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Thông tư quy định nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số tạo nền tảng pháp lý vững chắc để ngành lưu trữ quốc gia bắt nhịp chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả bảo quản, khai thác tài liệu trong thời đại công nghệ số bùng nổ.

Dương Nguyễn

Xem thêm