Thứ tư, 03/07/2024 - 16:04 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Thu hồi đất của dân trái pháp luật và đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ. Vậy nhưng, hơn 1 năm qua, UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) vẫn chưa khắc phục triệt để những sai phạm của mình, khiến quyền lợi chính đáng của người dân bị xâm phạm.
“Biến” đất ở, đất vườn của dân thành đất 2 vụ lúa để thu hồi
Theo hồ sơ vụ việc, năm 2017, một số hộ đang sinh sống ổn định tại khu Ao Đấu (xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội) thì bị địa phương thực hiện thu hồi đất, cưỡng chế phá dỡ nhà ở để giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ để giao cho những hộ bị thu hồi đất thuộc Dự án Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch (Dự án đất dịch vụ). Việc này xuất phát từ 9 năm trước đó, khi UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ra Quyết định số 2094/QĐ-UBND (ngày 07/7/2008), thu hồi 160.985,6 m2 đất trên địa bàn xã Di Trạch (gồm đất hai vụ lúa, đất mương nội đồng, đất nghĩa trang) để thực hiện Dự án đất dịch vụ.
Sau nhiều năm khiếu kiện, với sự vào cuộc của Thanh tra Chính phủ (TTCP), những sai phạm từ cấp tỉnh đến cấp xã trong việc thực hiện dự án, thu hồi đất nêu trên mới bị phơi bày, trong đó có việc “biến” đất ở của các hộ dân thành “đất 2 vụ lúa” để đưa vào diện thu hồi.
Về sai phạm ở cấp tỉnh, Thông báo Kết luận thanh tra (KLTT) của TTCP nêu rõ, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành Quyết định thu hồi đất không có tên, địa chỉ của người thu hồi đất, danh sách thửa đất bị thu hồi theo quy định tại Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Thanh tra Chính phủ đã kết luận nhiều nội dung vi phạm trong đấu giá đất tại huyện Hoài Đức. Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn
Trong khi dự án chưa được phê duyệt, chưa có mốc giới, diện tích đất thu hồi thì UBND huyện Hoài Đức và Sở Tài chính Hà Tây (cũ) đã trình UBND tỉnh phê duyệt phương án tổng thể bồi thường; Sở Tài chính đã không lấy tài liệu của của cơ quan Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) để làm cơ sở lập phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ; không có danh sách số hộ, số lao động, không có danh mục công trình phải di dời nhưng trong dự toán lại có danh mục bồi thường về công trình. Đã vậy, Sở Tài chính và UBND huyện Hoài Đức còn áp dụng quy định đã bị bãi bỏ để làm căn cứ trình Quyết định phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ...
Liên quan đến việc thu hồi đất Ao Đấu (lúc đó có 11 hộ dân đang sinh sống), TTCP kết luận, việc địa phương đưa toàn bộ khu đất Ao Đấu vào phần diện tích đất trồng 2 vụ lúa để lập hồ sơ thu hồi là chưa phù hợp với thực tế sử dụng đất. Trong khu đất Ao Đấu, một số hộ đã xây dựng công trình trước 01/7/2004 và một số hộ đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng cây lâu năm, nhưng vẫn bị xác định là đất ruộng trồng 2 vụ lúa.
Vi phạm của Sở TN&MT Hà Tây (cũ) như: Không lập danh sách các thửa đất bị thu hồi theo quy định (với các nội dung như: số hiệu thửa đất, tên người sử dụng đất, diện tích phần đất có cùng mục đích sử dụng); thiếu chặt chẽ trong việc thẩm định hồ sơ địa chính, xác minh thực địa dẫn đến việc trình UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất 2 vụ lúa nhưng thực tế nhiều diện tích của các hộ không phải là đất trồng lúa; không chủ trì phối hợp với UBND huyện Hoài Đức bàn giao mốc giới và hoàn thiện hồ sơ địa chính, không có mốc giới ngoài thực địa...
Thêm hàng loạt sai phạm của UBND huyện Hoài Đức
Một loạt vi phạm của UBND huyện Hoài Đức cũng được chỉ ra, bao gồm: ban hành Quyết định thu hồi đất với các hộ khu vực Ao Đấu chậm thời hạn. Theo quy định tại Nghị định 84/2007/NĐ-CP thì thời hạn là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi đất chung (năm 2008). Nhưng thực tế, gần 6 năm sau, đến tháng 4/2014, UBND huyện Hoài Đức (lúc này đã thuộc TP Hà Nội- PV) mới ban hành các Quyết định thu hồi đất khu vực Ao Đấu. Trong khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định loại đất, Hội đồng bồi thường GPMB huyện Hoài Đức đã lập và phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ là chưa đủ căn cứ; việc lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tách riêng bồi thường về đất, tài sản, cây cối, hoa màu và hỗ trợ thành các phương án khác nhau và thời điểm khác nhau cũng chưa đúng quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.
Việc UBND huyện Hoài Đức có sai phạm trong việc ban hành Quyết định thu hồi đất, tổ chức thu hồi 6 thửa đất khu vực Ao Đấu cũng như việc trình, ban hành Quyết định số thu hồi đất số 2094/QD-UBND của UBND tỉnh Hà Tây còn có những vi phạm, thiếu sót như trên là nguyên nhân chính dẫn đến khiếu nại của các hộ dân.
Từ những nhận định trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo, rà soát, xử lý khắc phục những thiếu sót trong việc thu hồi đất, bồi thường GPMB thực hiện dự án đất dịch vụ; chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai khu vực Ao Đấu theo đúng quy định, bảo đảm sự đồng thuận giữa các cơ quan và quyền lợi của các hộ dân theo quy định, tránh khiếu kiện phức tạp, kéo dài; Tổ chức kiểm điểm vi phạm, thiếu sót trong việc thu hồi đất, bồi thường GPMB thực hiện dự án nói chung và khu vực Ao Đấu nói riêng.
Tuy kiến nghị của TTCP như trên nhưng các hộ dân cho biết, cho đến nay, quyền lợi của 11 hộ dân tại khu Ao Đấu, từng bị UBND huyện Hoài Đức tổ chức thu hồi đất sai quy định vẫn chưa được đảm bảo, tức là hậu quả sai phạm vẫn chưa được khắc phục.
Đáng nói, tại Kết luận Thanh tra, TTCP đã kiến nghị UBND TP Hà Nội “giao cơ quan công an điều tra xử lý theo quy định đối với hành vi của lãnh đạo xã Di Trạch xác nhận các giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng đất dịch vụ trái thẩm quyền, cố ý vi phạm về quản lý đất đai”.
Đồng tình với kiến nghị để công an “vào cuộc”, người dân cho rằng, vi phạm trên không chỉ đơn giản “là xác nhận trái thẩm quyền” mà còn có dấu hiệu tham nhũng, lợi ích nhóm bởi UBND huyện Hoài Đức đã thu hồi đất để thực hiện Dự án đất dịch vụ vượt hơn 8.700 m2 so với nhu cầu thực tế. Cùng với đó, có 240/1237 hộ được cơ quan này “phê duyệt giao đất dịch vụ” không đủ điều kiện. Đã vậy, trong nhiều hộ chưa nhận đất dịch vụ trên thực địa thì UBND xã Di Trạch đã xác nhận việc chuyển nhượng trái thẩm quyền, tạo ra những tranh chấp, khiếu kiện phức tạp.
Người dân nghi ngờ, đã có việc cố tình tính vượt nhu cầu về đất dịch vụ để thu hồi “lố” vào diện tích đất ở của 11 hộ dân khu Ao Đấu. Trong vụ việc này, cần làm rõ 240 người đã được hưởng đất dịch vụ sai quy định là những ai, có phải người nhà của cán bộ hay không? Vì sao họ phải vội vàng chuyển nhượng đất dịch vụ “trên giấy” khi chưa kịp nhận đất trên thực địa?
B.S
Từ khóa:
sai phạm của ubnd huyện hoài đức vi phạm đấu giá đất hoài đức vi phạm trong thu hồi đất ao đấu hoài đức thu hồi đất trái pháp luật kết luận thanh tra đấu giá đất tại hoài đức vi phạm thu hồi đất tại ao đấuÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tiếp nhận Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định của Thủ tướng. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam và Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cam kết phối hợp hiệu quả, đảm bảo công việc, nhất là kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Cao Bằng vừa ban hành quy trình mới về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, nhằm nâng cao tính khách quan, chính xác và hiệu quả của công tác thanh tra.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Bến Tre vừa tổ chức buổi họp mặt và hội thao chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 – 01/5/2025). Chương trình do Ban Lãnh đạo Thanh tra tỉnh phối hợp cùng Công đoàn cơ sở Thanh tra tỉnh tổ chức, với sự tham gia của 130 công chức, người lao động toàn ngành.
Huỳnh Như - Văn phòng TTT Bến Tre
(ThanhtraVietNam) - Đảng ủy và cơ quan Thanh tra tỉnh Yên Bái đã ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, khuyến khích công chức tham gia phong trào phát minh sáng chế, nâng cao nhận thức và thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuyên môn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Sở Tài chính Kon Tum đã chỉ ra một số hạn chế, sai sót trong quản lý tài chính năm 2022-2023 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, như: Quy đổi diện tích trồng rừng tập trung sang trồng cây phân tán chưa phù hợp; chưa tổng hợp dự kiến hết nguồn thu năm đầu thời kỳ ổn định; thanh toán một số khoản chi vượt dự toán được phê duyệt…
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra một số khuyết điểm, vi phạm về đầu tư xây dựng Tiểu dự án đầu tư tu bổ, nâng cấp đê điều năm 2020, tỉnh Thanh Hóa.
PV
(ThanhtraVietNam) - Từ ngày 05/5 - 07/5/2025, Thanh tra Chính phủ sẽ ký biên bản bàn giao với đại diện Lãnh đạo của 12 Bộ.
K. Dung
(ThanhtraVietnam) – Đó là kết quả nổi bật của Ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai trong việc thực hiện nhiệm vụ của quý 1/2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) – Đó là điểm nổi bật của Thanh tra tỉnh Bến Tre trong thực hiện nhiệm vụ quý 1/2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Với tổng mức đầu tư 176,4 tỷ đồng, Dự án Nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa làm Chủ đầu tư được Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong quá trình đầu tư xây dựng.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại tỉnh Lâm Đồng đã được triển khai một cách nghiêm túc và hiệu quả trong thời gian qua. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
H.T
(ThanhtraVietNam) – Đó là số tiền mà Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần DNP Holding.
Đình Thuyết