Tất cả chuyên mục

Khẩn trương triển khai Đề án cơ sở dữ liệu quốc gia kiểm soát tài sản, thu nhập ngay sau khi được phê duyệt

Thứ năm, 13/01/2022 - 15:38 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Năm 2022, ngành Thanh tra tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN), khẩn trương triển khai thực hiện Đề án về cơ sở dữ liệu quốc gia kiểm soát tài sản, thu nhập ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sau khi Bộ Chính trị đồng ý, thông qua.

Đây là một trong những công việc ngành Thanh tra sẽ triển khai trong năm 2022 đối với công tác PCTN được Thanh tra Chính phủ nêu tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành Thanh tra tổ chức ngày 12/1.

Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ của ngành Thanh tra năm 2022 được tổ chức tại điểm cầu Thanh tra Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Ảnh: Ngô Tân

Theo đó, ngành Thanh tra tiếp tục thực hiện chương trình, kế hoạch công tác PCTN và kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, tăng cường xây dựng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn và công cụ kiểm tra, giám sát; coi trọng công tác giám sát, kiểm tra nội bộ.

Tổ chức tổng kết việc thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Chương trình hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Đánh giá công tác PCTN của các địa phương và 3 bộ triển khai thí điểm năm 2021.

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho thấy, năm qua, công tác PCTN được triển khai quyết liệt, gắn với việc thực hiện nhiều nhiệm vụ mới theo Luật PCTN và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực.

Ngành Thanh tra đã thực hiện cơ bản tốt các nhiệm vụ: hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về PCTN; chú trọng phát hiện, chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra ngay trong quá trình thanh tra; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN.

Cụ thể, các ngành, các cấp tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, đã tổ chức hơn 62 nghìn lớp cho hơn 6 triệu lượt cán bộ, nhân dân tham gia; xuất bản hơn 2,9 triệu đầu sách, tài liệu tuyên truyền pháp luật về PCTN; ban hành mới hơn 13 nghìn văn bản để thực hiện Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành; sửa đổi, bổ sung 500 văn bản, bãi bỏ 239 văn bản không phù hợp.

Thanh tra Chính phủ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, cụ thể:

Về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo, PCTN được công bố, công khai theo đúng quy định của pháp luật; các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 10.310 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện 251 đơn vị vi phạm.

Về xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn: Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 11.083 văn bản; huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 2.401 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tiến hành 5.463 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 365 vụ việc vi phạm, 556 người vi phạm, kiến nghị thu hồi và bồi thường 107,2 tỷ đồng.

Về thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp: Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội; tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại 8.270 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 196 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Về chuyển đổi vị trí công tác: Các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác đối với 31.040 cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng.

Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt: Số thủ tục hành chính công được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là 298.104; số thủ tục hành chính công được áp dụng mức độ 3 hoặc 4 tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là 128.412; tổng số cuộc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt 989 cuộc.

Việc thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập: Số người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ 603.759; số người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập 10.769; tiến hành kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai tài sản thu nhập là 4.618 cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng: Trong có 43 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, đã xử lý kỷ luật 26 người.

Năm qua, Thanh tra Chính phủ đã triển khai tổng kết thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN giai đoạn 2019-2021" và tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về PCTN” thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân cả nước hưởng ứng tham gia.

Trong năm 2021, tổng số vụ việc tham nhũng phát hiện là 51 vụ việc, 83 người; trong đó: qua hoạt động kiểm tra nội bộ phát hiện 15 vụ, 25 người; qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 20 vụ, 39 người; qua giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 16 vụ, 19 người liên quan đến tham nhũng.

Ngô Tân – Hà Tuấn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Hạn chế trong phòng, chống tham nhũng ở Xổ số kiến thiết Lạng Sơn

(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.

Minh Bạch

Yên Bái ra mắt cổng thông tin tiếp nhận phản ánh tham nhũng, tiêu cực

(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.

PV

Nỗ lực siết chặt chi tiêu, chống lãng phí mang lại hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.

PV

Tòa án Nhân dân Tối cao siết chặt quản lý đầu tư công, chống thất thoát

(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.

Pv

Không để xảy ra tình trạng lợi dụng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để tham nhũng, tiêu cực

(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.

Đình Thuyết

Chính phủ ban hành Nghị quyết về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

K. Dung

Hải Phòng: Tăng cường xử lý tham nhũng, đưa 4 dự án chậm tiến độ vào diện theo dõi đặc biệt

(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.

PV

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Hữu Anh

Hải Phòng: Nâng cao nhận thức và tăng cường giải pháp phòng ngừa trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực

(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.

PV

Yên Bái đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.

PV

Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng Tổ đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.

Minh Nguyệt

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của ngành Ngân hàng

(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Thái Minh

Xem thêm