Thứ sáu, 28/10/2016 - 16:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Theo kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng của Việt Nam phiên bản 2016, những hiện tượng thời tiết cực đoạn sẽ rõ rệt hơn, số lượng bão mạnh đến rất mạnh tăng, số ngày rét đậm, rét hại giảm; số ngày nắng nóng (nhiệt độ lớn hơn 35 độ C) tăng; hạn hán trở nên khắc nghiệt hơn do nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm trong mùa khô.
Nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, cập nhật những kết quả nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam, vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với chương trình phát triển Liên hợp quốc và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức tổ chức “Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao giữa Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu và các đối tác phát triển”.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nhất của BĐKH
Theo thông tin tại diễn đàn, Việt Nam là nước đứng thứ năm về thiệt hại do thiên tai, với trung bình mỗi năm có hàng trăm người bị thương vong và thiệt hại về GDP bình quân hàng năm là 1,9 tỷ đôla Mỹ - tương đương với 1,3% GDP.
Do BĐKH, những năm gần đây, thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng gia tăng về cường độ, tần suất, gây nhiều tổn thất lớn về người và thiệt hại cho nền kinh tế. Hàng năm trung bình có từ 6 đến 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Số lượng bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Khu vực đổ bộ của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới có xu hướng dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn. Nhiều cơn bão có đường đi phức tạp, dị thường. Hạn hán có xu thế tăng lên với mức độ không đồng đều giữa các vùng khí hậu. Hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra phổ biến. Hiện tượng nắng nóng gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt ở Trung Bộ và Nam Bộ.
Ngay trong năm 2016, tình hình khí hậu diễn biến bất thường, rét đậm, rét hại ở phía Bắc, hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất, đời sống và môi trường. Tăng trưởng kinh tế chậm lại, thấp hơn cùng kỳ năm 2015 (5,52% so với 6,32%). Lần đầu tiên sau nhiều năm, khu vực nông nghiệp giảm 0,18%, sản lượng lúa vụ Đông Xuân giảm 1,34 triệu tấn.
Công bố kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng phiên bản 2016
Trước mối đe dọa và diễn biến thay đổi bất thường của hiện tượng thời tiết, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng phiên bản năm 2016 được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa và bổ sung các kịch bản công bố trước đây. Các số liệu về khí tượng thủy văn, mực nước biển và địa hình của Việt Nam đã được cập nhật.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng theo 2 kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5 cho các yếu tố: Nhiệt độ, mưa (trung bình, theo mùa, cực đoan), cực đoan khí hậu (bão, gió mùa, nắng nóng, rét đậm rét hại, hạn hán), mực nước biển dâng đối với các tỉnh ven biển và hải đảo, nguy cơ ngập úng với các mức nước biển dâng.
Theo đó, đến cuối thế kỷ 21, kịch bản RCP 4.5: Ở phía bắc, nhiệt độ tăng 1,9-2,4 độ C, ở phía nam tăng 1,7-1,9 độ C. Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trung bình tăng rõ rệt. Kịch bản RCP 8.5: Nhiệt độ ở phía bắc tăng 3,3-4 độ C, phía nam tăng 3,0-3,5 độ C. Về lượng mưa cũng tăng trên phạm vi toàn quốc. Kịch bản RCP 4.5: Lượng mưa tăng phổ biến 5-15%. Lượng mưa mùa khô ở một số vùng giảm. Kịch bản RCP 8.5: Mức tăng nhiều nhất có thể lớn hơn 20% ở hầu hết Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên.
Một số hiện tượng thời tiết cực đoan cũng thay đổi rõ rệt: Số lượng bão mạnh đến rất mạnh tăng, thời điểm bắt đầu của gió mùa mùa hè sẽ bắt đầu sớm hơn, kết thúc muộn hơn; mưa gió mùa tăng; số ngày rét đậm, rét hại giảm; số ngày nắng nóng (nhiệt độ lớn hơn 35 độ C) tăng; hạn hán trở nên khắc nghiệt hơn do nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm trong mùa khô.
Kịch bản nước biển dâng đến năm 2100, theo kịch bản PCP 4.5: Nước biển dâng cao nhất ở Hoàng Sa là 58 cm, Trường Sa 57cm, Móng Cái - Hòn Dáu và Hòn Dáu - Đèo Ngang 53 cm. Còn theo kịch bản RCP 8.5: Cao nhất ở Hoàng Sa 78cm, Trường Sa 77cm, Móng Cái - Hòn Dáu và Hòn Dáu - Đèo Ngang 72cm.
Theo tính toán, nguy cơ ngập úng với nước biển dâng 100 cm là: 16% với đồng bằng sông Hồng, 1,5% các tỉnh ven biển miền Trung, 17,8% với Thành phố Hồ Chí Minh và 38,9% với đồng bằng sông Cửu Long.
Vì vậy với kịch bản về nước biển dâng như vậy thì mỗi địa phương cần có một phương pháp ứng phó khác nhau. Các tỉnh duyên hải miền Trung không nên phát triển ở những khu vực quá gần biển. Những công trình tạm thời vẫn có thể xây dựng bình thường, nhưng các công trình lớn như nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân… thì phải có biện pháp cực kỳ đặc biệt. ĐBSCL có 3 hệ sinh thái khác nhau là hệ sinh thái nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Với khu vực nước mặn, giải pháp tốt nhất là chuyển đổi nông nghiệp từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản và trồng rừng ngập mặn để bảo vệ các bờ biển khỏi bị sạt lở. Khu vực nước lợ nên trồng lúa, nuôi thủy sản; còn khu vực nước ngọt có thể trồng lúa.
Tổng hợp
hangnt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Sáng nay, 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đó là lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, sáng ngày 18/5/2025.
Tạp chí Thanh tra
(ThanhtraVietNam) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân giúp doanh nghiệp có nhiều chính sách đột phá để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế-xã hội.
Hữu Anh (TH)
(ThanhtraVietNam) – Liên quan đến công tác thực hiện chính sác ưu đãi người có công, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc.
M. Phương (tổng hợp)
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.
Hữu Anh (TH)
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.
M. Phương