Tất cả chuyên mục

Kiểm soát quy trình thành lập Đoàn thanh tra: Ngăn ngừa rủi ro và lợi ích nhóm

Thứ tư, 21/08/2024 - 20:43 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Trong hoạt động thanh tra, việc thành lập Đoàn thanh tra không chỉ là bước khởi đầu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình thanh tra. Các quy định pháp lý hiện hành về thành lập Đoàn thanh tra tuy đã khá chi tiết, nhưng vẫn cần được thực hiện chặt chẽ hơn để ngăn ngừa rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thanh tra.

Cơ sở pháp lý và trách nhiệm khi thành lập Đoàn thanh tra

Theo TS. Trần Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, Luật Thanh tra hiện hành, cụ thể là Điều 60, quy định về việc thành lập Đoàn thanh tra và giao Chính phủ quy định chi tiết. Theo Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, các quy định này được xây dựng dựa trên tinh thần của Thông tư số 06/2021/TT-TTCP, bao gồm từ Điều 25 đến Điều 31 về việc thành lập và thay đổi thành viên Đoàn thanh tra. Các quy định này đặt ra trách nhiệm cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trong việc đề xuất và lựa chọn các thành viên phù hợp.

Điều 27 Nghị định số 43/2023/NĐ-CP nhấn mạnh, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra phải đề xuất người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ phù hợp làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác trong đoàn. Đặc biệt, việc lựa chọn này cần được thảo luận và thống nhất với những người dự kiến sẽ tham gia Đoàn thanh tra, đồng thời thông báo đến các đơn vị quản lý, sử dụng nhân sự để bảo đảm tính minh bạch và khách quan.

Ảnh minh họa (ảnh: PV)

Ngăn ngừa rủi ro từ quy trình lựa chọn nhân sự

Một trong những rủi ro lớn trong quá trình thanh tra là việc lựa chọn nhân sự không phù hợp hoặc có xung đột lợi ích. Điều 29 Nghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định rõ các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra, không được làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn thanh tra.

Cụ thể, các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra gồm: a) Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra; c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.

Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra: a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d nêu trên; b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.

Theo quy định của Luật Thanh tra, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra trước khi trình người ra quyết định thanh tra. Người được dự kiến là Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thuộc một trong các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra, không được làm Trưởng đoàn thanh tra thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trước khi quyết định thanh tra được ban hành. Trong quá trình tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có người thuộc các trường hợp không được tham gia thì người ra quyết định thanh tra sẽ xem xét, quyết định việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra.

TS. Trần Văn Long khẳng định, đây là quy định quan trọng nhằm ngăn ngừa các rủi ro trong quá trình thanh tra. Các quy định trao quyền cho thủ trưởng cơ quan chủ trì cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra, trong việc lựa chọn thành viên Đoàn thanh tra nhằm bảo đảm về số lượng, có năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của cuộc thanh tra. Nếu làm tốt khâu này, sẽ lựa chọn ra những thành viên đáp ứng yêu cầu cả về chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn.

Tuy nhiên, việc kiểm soát quá trình này vẫn còn nhiều hạn chế. Nếu không có sự giám sát chặt chẽ, có thể dẫn đến tình trạng hình thành nhóm lợi ích ngay từ khi thành lập Đoàn thanh tra. Đây cũng là một rủi ro pháp lý, cần có quy định cụ thể về việc lựa chọn người có năng lực chuyên môn, có kiến thức chuyên ngành phù hợp để tham gia Đoàn thanh tra, bao gồm cả việc trưng tập cộng tác viên có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia Đoàn thanh tra.

Khi chưa có các quy định này, luôn có nguy cơ việc lựa chọn thành viên Đoàn thanh tra theo chủ quan, sắp xếp, bố trí những người thân thiết, gần gũi tham gia Đoàn thanh tra, hoặc tham gia đoàn nhưng làm những nội dung quan trọng, có thể lợi dụng để vòi vĩnh, nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực.

Việc thành lập Đoàn thanh tra là bước quan trọng nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng và hiệu quả của hoạt động thanh tra. Các quy định pháp lý hiện hành đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản để ngăn ngừa rủi ro, nhưng vẫn cần được củng cố bằng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn.

Dương Nguyễn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi): Hướng tới mô hình 2 cấp

(ThanhtraVietNam) – Việc chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ ba cấp xuống hai cấp nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm sự thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Dự thảo luật mới đang hướng tới một mô hình quản trị hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính.

Dương Nguyễn

Vi phạm hành chính có thể áp dụng xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn

(ThanhtraVietNam) - Không những có nguyên tắc xử phạt khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo hướng linh hoạt, Nghị định số 68/2025/NĐ-CP mới ban hành còn quy định việc áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tạm giữ, giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong xử phạt vi phạm hành chính…

TA

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

T.A

Một số điểm mới về hóa đơn, chứng từ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2025.

PV

Quyết định 608/QĐ-TTg: Tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Quyết định số 608/QĐ-TTg không chỉ giúp cụ thể hóa các quy định về phân quyền, phân cấp mà còn đặt mục tiêu tháo gỡ những vướng mắc thể chế tồn tại lâu nay. Với trọng tâm là tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi và rà soát, sửa đổi hệ thống pháp luật, Chính phủ kỳ vọng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của đất nước.

Dương Nguyễn

Không để bỏ trống, lãng phí trụ sở khi sáp nhập, hợp nhất

(ThanhtraVietNam) - Sau khi hoàn thành việc sáp nhập, hợp nhất, các cơ quan, đơn vị tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm xác định tài sản dôi dư; không để tình trạng bỏ trống, không sử dụng, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả gây lãng phí, thất thoát.

Hoàng Minh

Bổ sung chính sách bảo lưu lương và hỗ trợ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 67/2025/NĐ-CP

(ThanhtraVietNam) - Một trong những điểm mới của Nghị định 67/2025/NĐ-CP là bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương", đồng thời sửa đổi chính sách trợ cấp đối với người nghỉ hưu trước tuổi, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Dương Nguyễn

Khẩn trương hoàn thiện, trình dự thảo Luật Cấp, Thoát nước trong tháng 3

(ThanhtraVietNam) - Thường trực Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Cấp, Thoát nước, trình Chính phủ xem xét trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.

Hoàng Minh

Để thực hiện Luật Địa chất và khoáng sản kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Để thực hiện Luật Địa chất và khoáng sản kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản với mục đích nâng cao nhận thức về Luật Địa chất và khoáng sản và trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.

T.A

Nâng cao hiệu quả thi hành các luật, nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ tuyên truyền mà các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, linh hoạt và giám sát, đôn đốc, theo dõi để việc thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội ban hành tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đạt hiệu quả; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Hoàng Minh

Quy định về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực

(ThanhtraVietNam) - Việc bảo vệ công trình điện lực, an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp cao, an toàn trạm điện; điều kiện để nhà ở trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không; bồi thường, hỗ trợ… vừa được Chính phủ quy định cụ thể.

Hoàng Minh

Nghị quyết 190/2025/QH15: Thay đổi căn bản chức năng thanh tra trong bối cảnh sắp xếp bộ máy nhà nước

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 190/2025/QH15 đưa ra những điều chỉnh then chốt về tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra, đảm bảo không gián đoạn chức năng giám sát và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình sắp xếp bộ máy nhà nước.

Dương Nguyễn

Xem thêm