Thứ sáu, 16/08/2024 - 10:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Giáo dục liêm chính được xem là giải pháp “chìa khóa” trong phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, do đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã luôn tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục liêm chính, xây dựng nền tảng ý thức và thực hành liêm chính đối với cán bộ, đảng viên, đồng thời, xây dựng văn hóa liêm chính để không tham nhũng, tiêu cực.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác PCTNTC
Thời gian qua, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp các ngành tăng cường thực hiện công tác phòng, cống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) bằng nhiều hình thức như tổ chức triển khai, quán triệt và tuyên truyền các quy định của pháp luật PCTNTC; quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác PCTNTC.
Từ đó, các cấp, các ngành có sự chuyển biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác PCTNTC, quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; phát hiện và xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng… góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCTNTC trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra; nhận thức và việc chấp hành của một số cán bộ, công chức, viên chức chưa chuyển biến nhiều, vẫn còn tình trạng nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng tài sản công, tài chính công…
Một phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Kiên Giang
Cùng với việc cụ thể hóa văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác PCTNTC, UBND tỉnh Kiên Giang đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục liêm chính; thanh tra, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật nhằm ngăn ngừa và phát hiện kịp thời hành vi vi phạm.
Hằng năm, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành các kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTNTC và tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Hội nghị trực tuyến, hội thảo, thông qua sinh hoạt chính trị…, trong đó chú trọng nội dung liên quan đến thực hành liêm chính; chỉ đạo các cấp các ngành tổ chức thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nêu cao vai trò của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu về trách nhiệm nêu gương; thực hiện quy tắc ứng xử; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ; quy chế, quy định của ngành, cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh ban hành 09 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác giáo dục liêm chính, điển hình như các Công văn chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC tại phiên họp thứ 23; Công văn chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận của Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh; Công văn chấn chỉnh thực hiện công tác PCTNTC trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Công văn triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng và thực hiện nghiêm việc tặng quà, nhận quà; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 29/7/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; Công văn về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang...
Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp nhà nước thực hiện tự kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng. Từ năm 2016 đến nay, đã thực hiện 259 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định của ngành, cơ quan, đơn vị. Qua kiểm tra, giám sát cho thấy hầu hết cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Có 21 trường hợp liêm khiết không nhận hối lộ với số tiền hơn 380 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng có 15 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử đã bị xử lý kỷ luật. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, chiến sỹ chấp hành tốt; chấn chỉnh tồn tại, hạn chế đối với các tập thể, cá nhân, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực
Thời gian tới, để công tác PCTNTC trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được phát huy mạnh mẽ, thì công tác PCTNTC phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Thực tiễn cho thấy đơn vị nào mà Bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; kiên quyết đấu tranh, làm rõ, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm thì tình hình tham nhũng, tiêu cực ở đơn vị, địa phương đó được ngăn chặn, ít xảy ra và ngược lại.
Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải là người gương mẫu, trong sáng, công tâm, khách quan trong công tác cán bộ, trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTNTC.
Xác định công tác phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực là biện pháp cơ bản. Từ đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục phải thường xuyên nắm tình hình, tiếp nhận đơn thư tố cáo, phản ánh, kiến nghị, báo cáo, dư luận về tham nhũng, tiêu cực để chủ động đề ra biện pháp xử lý, phòng ngừa hữu hiệu.
Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện tốt công tác tự thanh tra, kiểm tra; xác định thanh tra, kiểm tra là công cụ hữu hiệu trong quản lý để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, thiếu sót có thể phát sinh tham nhũng, tiêu cực; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực nhằm răn đe, góp phần hạn chế phát sinh tham nhũng, tiêu cực./.
Khánh Nghi
Từ khóa:
kiên giang Phòng chống tham nhũng Kiên Giang giáo dục liêm chính trong phòng chống tham nhũngÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh