Tất cả chuyên mục

Kinh nghiệm của Singapore trong cuộc chiến chống tham nhũng

Thứ sáu, 18/11/2022 - 11:02 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, bởi vậy đấu tranh chống tham nhũng được xem là một cuộc chiến không khoan nhượng. Chính vì vậy, mọi quốc gia đều coi chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, trong đó có Singapore.

Nhiều năm qua, Singapore luôn nằm trong nhóm các quốc gia “trong sạch” nhất thế giới theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Vậy điều gì đã giúp Singapore đạt được thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng đầy cam go này? Trong một bài viết tại tuyển tập được biên soạn cho Hội nghị thượng đỉnh chống tham nhũng tổ chức ở London, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đưa ra nhận định về bốn yếu tố then chốt góp phần mang lại thành công cho Singapore trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng:

Thứ nhất, sau khi rời khỏi Singapore, người Anh đã để lại một hệ thống làm việc, bộ máy luật pháp hợp lý, dịch vụ công đang vận hành thông suốt và cơ quan tư pháp làm việc trung thực, hiệu quả. Quan trọng hơn, các công chức làm việc trong hệ thống dịch vụ công của chính quyền thuộc địa đã luôn duy trì các tiêu chuẩn cao.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Thứ hai, khi người Anh rời đi, các nhà lãnh đạo tiên phong của Singapore đã quyết tâm giữ gìn hệ thống làm việc trong sạch này. Sau khi Singapore đạt được chính quyền tự trị, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) lần đầu tiên lên nắm quyền vào năm 1959. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Đảng Hành động Nhân dân không phải đưa ra bất kỳ những cải cách, sửa đổi nào để giành chiến thắng trong Cuộc Tổng tuyển cử năm 1959.

Khi đó, Singapore đã phải đối mặt với nhiều thử thách khó khăn như: nghèo đói, nền y tế công cộng còn nghèo nàn, tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng, nền kinh tế trì trệ và dân số bùng nổ. Vậy liệu PAP có muốn kế thừa những vấn đề trầm trọng này?

Và quyết định cuối cùng của ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng đầu tiên của Singapore và nhóm của ông, là ngăn chặn và phá bỏ các dịch vụ công đang trở nên thoái hóa biến chất. Họ nhận thức rằng phải chống tham nhũng thì mới đạt được mục tiêu phát triển. Với lập trường mạnh mẽ như vậy, PAP đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử và thành lập Chính phủ. Trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Lý Quang Diệu cùng các đồng nghiệp của mình đã mặc áo sơ mi trắng và quần trắng. Điều này tượng trưng cho quyết tâm của chính quyền mới trong việc giúp cho Chính phủ trong sạch, liêm chính và không tham nhũng. Đây cũng chính là mục tiêu tiên quyết mà Singapore đặt ra ngay từ khi mới thành lập.

Thứ ba, với ý chí chính trị mạnh mẽ, Singapore đã thể chế hoá một khuôn khổ chống tham nhũng toàn diện và mạnh mẽ bao gồm các luật, thực thi, dịch vụ công và tiếp cận công cộng. Singapore đã ban hành Đạo luật Ngăn chặn Tham nhũng (PCA). Bất kỳ một nguồn thu nhập nào được kê khai mà không có giải trình hợp lý sẽ bị điều tra và có thể bị tịch thu.

Điều đặc biệt của PCA đó là cung cấp thẩm quyền ngoài lãnh thổ đối với các hành vi tham nhũng của công dân Singapore ở nước ngoài. Theo đó, những hành vi tham nhũng của công dân Singapore dù diễn ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia thì đều được xử lý giống như hành vi của công dân trong nước, dù hành vi tham nhũng ấy có gây ra hậu quả đối với Singapore hay không.

Cơ quan chống tham nhũng của Singapore, cụ thể là Cục điều tra tham nhũng (CPIB), hoạt động một cách độc lập và có nguồn lực tốt. Cơ quan này có quyền điều tra bất kỳ người ai, đồng thời có nhiệm vụ giáo dục cộng đồng và nâng cao nhận thức, xây dựng các chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó, Singapore cũng chú trọng xây dựng hệ thống lương của công chức trong khu vực công sát với khu vực tư nhân, bảo đảm không có độ chênh lệch quá lớn giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân và ngược lại, những công chức thuộc CPIB được yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về sự liêm khiết và hiệu quả công việc. Singapore coi việc bộ máy nhà nước hoạt động lành mạnh, sử dụng công quỹ đúng đắn, tăng thêm của cải xã hội, tăng sản lượng quốc gia, tăng mức sống của người dân và tăng lương cho công chức là biện pháp hữu hiệu để chống tham nhũng.

Thứ tư, Singapore đã luôn nỗ lực chạy đua với thời gian để phát triển một xã hội với nền văn hóa nói không với tham nhũng. Singapore đặt kỳ vọng và yêu cầu về một hệ thống hành chính trong sạch. Họ không chấp nhận hiện tượng "bôi trơn xã hội" để đạt được mục đích trong công việc. Khi đối mặt với những hành vi tham nhũng, người dân Singapore luôn sẵn sàng đứng ra tố cáo. Họ tin tưởng rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp cũng sẽ bị trừng phạt nghiêm minh. Chính phủ không chấp nhận sự che đậy, dù quan chức vi phạm có chức vụ lớn.

Việc giữ cho hệ thống trong sạch không chỉ giúp cho nền kinh tế - xã hội của Singapore phát triển bền vững mà còn duy trì và bảo vệ uy tín trên quốc tế của quốc gia này. Do đó, Singapore luôn xử lý nghiêm những cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng các tổ chức tài chính tại Singapore để rửa tiền hoặc giao dịch các nguồn lợi bất chính có được từ tham nhũng. Với tư cách là một trung tâm tài chính, trung tâm kinh doanh, Singapore luôn nhiệt huyết và tận tâm trong việc bảo vệ tính liêm chính và công bằng trong mọi hoạt động.

Để có một hệ thống liêm khiết, trong sạch phải bắt đầu ngay từ những người đứng đầu. Nhận thức được điều này, cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng khẳng định, một khi những nhà lãnh đạo chủ chốt kém liêm khiết lúc đó sự liêm chính của hệ thống hành chính sẽ yếu đi và cuối cùng sẽ sụp đổ. Chính vì vậy, Luật pháp Singapore đã quy định rõ, trong trường hợp Thủ tướng bị tình nghi tham nhũng, CPIB có thể xin đặc quyền của Tổng thống để tiến hành cuộc điều tra, vì vậy có thể xóa bỏ mọi cản trở và điều này được quy định trong Hiến pháp. CPIB không hề bị can thiệp trong quá trình điều tra những vụ án tham nhũng.

Singapore luôn thể hiện sự quyết tâm trong việc duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về sự liêm chính ngay từ lãnh đạo cao nhất của Chính phủ. Singapore đề cao yếu tố minh bạch trong mọi hoạt động của các cơ quan hành chính, đây là tiêu chí cơ bản, được coi như: “Công cụ tẩy rửa tốt nhất và là người cảnh sát hữu hiệu nhất”.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chia sẻ, phải mất một thời gian rất lâu để có thể xây dựng được lòng tin trong người dân, nhưng một khi đã để mất đi thì khó có thể lấy lại được. Trải qua hơn 50 năm xây dựng lòng tin trên đất nước Singapore, sự liêm chính của Chính phủ, của hệ thống và của chính những con người làm việc trong bộ máy nhà nước chính là chìa khóa cho sự thành công của Singapore. Singapore luôn xác định rằng, sự liêm chính, uy tín và danh dự không bao giờ được để suy yếu, về lâu dài đây vừa là lợi thế cạnh tranh, vừa là niềm tự hào của đất nước Singapore.

Giáo sư John S.T. Quah, chuyên gia về tham nhũng và quản trị công hàng đầu thế giới đã nhận định, tham nhũng ở Singapore là một thực tế cuộc sống chứ không phải là một cách sống. Nói cách khác, tham nhũng tồn tại ở Singapore nhưng Singapore không phải là một xã hội tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo www.straitstimes.com)

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Trà Vinh: Đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(ThanhtraVietNam) - Công tác PCTN của tỉnh Trà Vinh tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát, kịp thời của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN được quan tâm thực hiện; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.

Khánh Nghi

Sơn La xác định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm

(ThanhtraVietNam) - Văn phòng UBND tỉnh Sơn La coi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục và là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, với trách nhiệm chính thuộc về người đứng đầu.

Dương Nguyễn

Quảng Bình: Phê bình đơn vị có dự án giải ngân dưới 10%

(ThanhtraVietNam) - Mặc dù UBND tỉnh Quảng Bình đã có nhiều có biện pháp chỉ đạo quyết liệt đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, song vẫn còn khá nhiều dự án trên địa bàn tỉnh bị phê bình vì chưa giải ngân hoặc giải ngân thấp (dưới 10%).

Hoàng Minh

Sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng: Tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực

(ThanhtraVietNam) - Việc sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm đảm bảo việc tổ chức thực hiện kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả, khả thi, an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí là một trong những quan điểm khi xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng.

Ngô Tân

Cao Bằng ban hành Kế hoạch triển khai quy định về kiểm soát quyền lực trong quản lý, sử dụng tài sản công

(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 1390/KH-UBND nhằm triển khai Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, với mục tiêu đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước.

PV

Kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm UBND tỉnh Kon Tum sẽ chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản.

Nguyên Khôi

Hướng dẫn bàn giao tài sản công khi sắp xếp đơn vị hành chính

(ThanhtraVietNam) - Bộ Tài chính tiếp tục hướng dẫn bổ sung việc bàn giao, quản lý, xử lý tài sản công là tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.

Thái Minh

Kỷ luật cảnh cáo Chánh Văn phòng UBND TP Cần Thơ

(ThanhtraVietNam) - Ngày 15/5, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ ban hành thông cáo báo chí về Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ với một số nội dung đáng chú ý.

Hữu Anh

Ban hành kế hoạch kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Đình Thuyết

Tuyên Quang: Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ThanhtraVietNam) - Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nhằm đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thái Minh

Thi hành án dân sự Bắc Ninh: Quyết liệt thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế

(ThanhtraVietNam) - Với những kết quả cụ thể và định hướng rõ ràng, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bắc Ninh thể hiện sự quyết liệt thu hồi tài sản do vi phạm nói chung và thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế nói riêng.

PV

Siết chặt kỷ cương, đẩy mạnh thanh tra phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

(ThanhtraVietNam) - Trước yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới, ngày 13/5, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành văn bản chỉ đạo toàn diện, quyết liệt nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát quyền lực trên địa bàn.

T. Nhung

Xem thêm