Thứ hai, 23/03/2015 - 09:13 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) – Xác định thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, với tư cách là công dân, thanh niên có quyền và nghĩa vụ như mọi công dân đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Thanh niên cũng là chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau và chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật đó, trong đó có các quy định của Bộ Luật Dân sự. Chính vì vậy, sáng 21/3, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam, Trung ương đoàn TNCS HCM tổ chức Diễn đàn phổ biến, lấy ý kiến thanh niên về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Đây là hoạt động nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết và các nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của thanh niên. Đây cũng là cơ hội để thanh niên chia sẻ, nêu quan điểm, chính kiến của mình về một số nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm công dân của thanh niên. Từ đó phát hiện những vướng mắc, bất cập, vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn thi hành Bộ luật Dân sự liên quan đến thanh niên, đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Qua diễn đàn còn tăng cường và nâng cao ý thức của thanh niên trong xây dựng chính sách pháp luật.
Phát biểu khai mạc Bí thư TW Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Nguyễn Long Hải cho rằng, ở Việt Nam thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, với khoảng 25,3 triệu người, chiếm 28,9% dân số, có mặt ở tất cả các vùng miền, các lĩnh vực, ngành nghề của xã hội. Đảng, Nhà nước ta luôn luôn đánh giá cao thanh niên, coi thanh niên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Pháp luật đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong tham gia quản lý nhà nước và xây dựng chính sách, pháp luật, đó là: được “bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác”; “các cơ quan, tổ chức trước khi quyết định những chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên có trách nhiệm lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức thanh niên”. Như vậy, thanh niên có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật.
Trao đổi về những định hướng sửa đổi Bộ luật Dân sự theo PGS.TS Dương Đăng Huệ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Bộ Tư pháp nói: định hướng xây dựng Bộ luật Dân sự là Bộ luật “gốc” của hệ thống pháp luật tư, trong đó phải xác định rõ mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự với các luật chuyên ngành; Cần xây dựng Bộ luật thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền dân sự của công dân; hoàn thiện nội dung tài sản và quyền sở hữu.
Ảnh minh họa - Q.V
Bàn về những bất cấp của chế định giám hộ trong Bộ luật Dân sự hiện hành tham luận của đại diện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam nêu rõ, giám hộ là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, mục đích của việc giám hộ là đảm bảo cho những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự được chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp. Trong đó, Điều 58 khoản 2, Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) xác định rõ hai đối tượng được giám hộ là: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; Người mất năng lực hành vi dân sự.
Nhưng ngoài những người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, trong thực tiễn còn có đối tượng là những người bị khuyết tật hoặc do tình trạng thể chất, tinh thần dẫn tới tình trạng sức khỏe tâm thần không tốt, khả năng nhận thức không đầy đủ, thiếu chính xác, không rõ ràng về hành vi của mình nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự dẫn tới họ không tiếp cận được các quyền dân sự. Trong khi, BLDS hiện hành lại chưa có điều luật nào quy định về cơ chế pháp lý để bảo vệ và thực hiện quyền dân sự đối với những người này. Do vậy, cần phải bổ sung một số điều luật liên quan đến đối tượng này trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi.
Tham gia đóng góp ý kiến về quyền xác định lại giới tính của người chưa thành niên (Khoản 2 Điều 40 Dự thảo) đại diện cho Đoàn TNCSHCM Bộ Tư pháp cho biết, theo thông lệ của luật dân sự xưa nay thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi (hiện Khoản 1 Điều 26 Dự thảo Bộ luật Dân sự cũng ghi nhận người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi). Theo quy định của Dự thảo Bộ luật Dân sự hiện nay thì: người đại diện theo pháp luật có quyền yêu cầu xác định lại giới tính của người chưa thành niên trong các trường hợp luật định. Vì vậy, Dự thảo nên có sự cân nhắc đối với quy định này. Việc tiến hành phẫu thuật xác định giới tính không nên áp dụng cho đối tượng là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi). Hãy để cho người đó tự quyết định về giới tính, về bản thân con người mình. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp người liên giới tính từ bé được bố mẹ đưa đi phẫu thuật xác định giới tính nhưng sau khi lớn lên họ không hài lòng với giới tính được xác định nên đã lại đi phẫu thuật lại. Đây cũng là khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế về người liên giới tính, theo đó việc phẫu thuật đối với người liên giới tính chỉ nên được thực hiện khi người đó đã trưởng thành, được cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan để đưa ra một quyết định cho chính bản thân mình./.
Quang Vững
hangnt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm được thực hiện liên tục, góp phần kéo giảm hầu hết các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội với nhiều chuyển biến tích cực.
(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.
K. Dung (TH)
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.
Nguyễn Hoàng
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.
PV