Thứ năm, 05/12/2024 - 11:09 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa có báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh. Qua đó, cũng đã kiến nghị một số nội dung cần phải sửa đổi trong thời gian tới.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, triển khai, tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) và văn bản hướng dẫn thi hành Luật PCTN: UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 27/03/2019 về kế hoạch triển khai thi hành Luật PCTN trên địa bàn tỉnh; triển khai Luật PCTN năm 2018 cho thành viên và Ban Thư ký Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, lãnh đạo các Sở, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương được 02 cuộc với 155 lượt người tham dự.
Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh đã tổ chức tuyên truyền Luật PCTN năm 2018 và Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ cho đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác PCTN ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND cấp huyện được 02 cuộc với 77 lượt người. Trong kỳ báo cáo, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tổ chức triển khai, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN được 30.051 cuộc, cho 1.049.619 lượt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân tham dự với 50.871 tài liệu tuyên truyền về PCTN.
Thanh tra tỉnh Vĩnh Long là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh (Ảnh: TTT.VL)
Đối với kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong công tác PCTN, trong kỳ các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai 98 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về PCTN tại 151 đơn vị. Kết quả đã kịp thời phát hiện một số thiếu sót trong việc triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như: Việc xây dựng kế hoạch PCTN, tiêu cực của đơn vị chưa nêu đầy đủ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, báo cáo công tác PCTN chưa đầy đủ theo đề cương, biểu mẫu hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, việc công khai về hoạt động tài chính ngân sách và xây dựng cơ bản chưa đúng theo biểu mẫu quy định. Từ đó, có những kiến nghị chấn chỉnh kịp thời, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu và thực hiện đúng quy định pháp luật, từng bước góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN,TC trên địa bàn tỉnh.
Về kết quả chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn, trong kỳ các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện chuyển đổi 594 vị trí công tác. Trong kỳ báo cáo, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 15 vụ việc với 38 đối tượng liên quan đến tham nhũng; trong đó, số vụ việc xử lý hành chính là 08 vụ với 27 trường hợp, số vụ án xử lý hình sự là 07 vụ với 11 trường hợp.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, nhìn chung từ khi ban hành Luật PCTN năm 2018, công tác PCTN cơ bản đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, cơ chế kiểm soát cán bộ, công chức, viên chức và chế độ công vụ ngày càng được cải thiện; khuyến khích được tính chủ động của người đứng đầu trong phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; việc xử lý người có hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng được chú trọng và nâng cao hiệu quả; các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quy định về trách nhiệm giải trình được quy định một cách đầy đủ, toàn diện. Bên cạnh đó, với việc đưa đánh giá công tác PCTN vào Luật PCTN năm 2018 và tổ chức triển khai thực hiện hằng năm đã đem lại kết quả tốt trong công tác phòng ngừa tham nhũng.
Từ những kết quả nêu trên, UBND tỉnh Vĩnh Long cũng kiến nghị: Để tạo sự thống nhất giữa Luật PCTN năm 2018 và Bộ Luật hình sự năm 2015, kiến nghị Trung ương xem xét, hướng dẫn, có thể nghiên cứu việc hình sự hóa đối với 04 hành vi tham nhũng quy định tại điểm i, k, l, m Khoản 1, Điều 2 Luật PCTN năm 2018.
Đồng thời, UBND tỉnh cũng kiến nghị các cơ quan Trung ương và Thanh tra Chính phủ tiếp tục quan tâm tăng cường tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên sâu cho các Cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập (TSTN); hướng dẫn thực hiện thống nhất việc kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, đảm bảo phân định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm, đối tượng giữa các cơ quan trong việc thực hiện kiểm soát TSTN.
Đình Thuyết
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh