Thứ hai, 09/10/2023 - 09:52 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Căn cước có một số điểm mới so với Luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014. Qua nghiên cứu dự thảo Luật, tác giả bài viết xin có một số ý kiến về việc đổi tên Luật; bổ sung thêm các quyền kiến nghị, phản ánh và tố giác đối với các hành vi vi phạm về căn cước; bổ sung đối tượng là người khuyết tật có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ thông qua người đại diện hợp pháp…
Nghị quyết số 33/2023/UBTVQH15 ngày 17/03/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đã bổ sung Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV (tháng 5/2023) và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2023). Dự thảo Luật Căn cước có một số điểm mới so với Luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014, như mở rộng đối tượng áp dụng so với Luật CCCD năm 2014. Việc bổ sung nội dung cấp giấy chứng nhận căn cước và số định danh nhằm quản lý được toàn bộ công dân và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại địa phương; tạo thuận lợi trong công tác hoạch định chính sách phát triển xã hội; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; sửa đổi, bổ sung một số từ ngữ để giải thích các khái niệm cho phù hợp với nội dung, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật và nghiêm cấm mua, bán, trao đổi, chia sẻ, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam…
Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật Căn cước (dự thảo xin ý kiến Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum và các cơ quan liên quan), tác giả xin tham gia một số ý kiến đối với dự thảo Luật như sau:
Thứ nhất, việc đổi tên Luật Căn cước công dân (sửa đổi) thành Luật Căn cước là phù hợp. Vì đối tượng áp dụng của Luật không chỉ đối với công dân Việt Nam mà còn là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch (trong đó có người di cư tự do sống dọc biên giới Việt Nam với các nước láng giềng) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; có thể là người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam hoặc không nhập quốc tịch Việt Nam nhưng sinh sống và làm việc lâu dài ở Việt Nam. Các đối tượng không phải là công dân Việt Nam cần phải đưa vào diện cần phải cấp thẻ căn cước để quản lý. Do đó, việc đổi tên Luật Căn cước công dân (sửa đổi) thành Luật Căn cước là xu thế tất yếu của công tác quản lý dân cư hiện nay.
(Ảnh minh họa, nguồn internet)
Thứ hai, điểm e khoản 1 Điều 5 dự thảo Luật quy định: “e) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước”. Đề nghị bổ sung thêm các quyền kiến nghị, phản ánh và tố giác đối với các hành vi vi phạm về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước. Việc này, sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của công dân, giúp cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước mà không cần thiết phải thực hiện các trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện theo quy định của pháp luật. Tương tự, đề nghị bổ sung điểm e khoản 2 Điều 5 dự thảo Luật.
Thứ ba, điểm c khoản 3 Điều 5 dự thảo Luật quy định: c) Xuất trình thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật”. Đề nghị bổ sung nghĩa vụ phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm về thẻ căn cước và giấy chứng nhận căn cước (hiện quy định tại Điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/13/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình).
Thứ tư, khoản 4 Điều 5 dự thảo Luật quy định: “4. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi được thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này thông qua người đại diện hợp pháp của mình”. Đề nghị bổ sung thêm đối tượng là người khuyết tật (như bị mù lòa, bại liệt, câm, điếc…) thì khi thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này có thể thông qua người đại diện hợp pháp của mình.
Thứ năm, đề nghị bổ sung các thông tin sau vào Điều 9 dự thảo Luật, gồm: Số sổ Bảo hiểm xã hội, Số thẻ Bảo hiểm Y tế, Giấy phép lái xe, Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ hộ tịch được cấp. Mục đích là để cập nhật đầy đủ các thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm thực hiện có hiệu quả việc quản lý dân cư.
Thứ sáu, khoản 1 Điều 6 dự thảo Luật quy định: “1. Thu thập, cập nhật, chỉnh sửa kịp thời, chính xác thông tin về người dân”. Cụm từ “người dân” trong trường hợp này gồm những ai, có bao gồm công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch hay không. Nếu là như vậy, đề nghị bổ sung vào Điều 3 về giải thích từ ngữ đối với nội hàm của cụm từ “người dân” để áp dụng cho thống nhất.
Thứ bảy, khoản 4 Điều 3 dự thảo Luật quy định: 4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu tập hợp thông tin liên quan đến công dân, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được quản lý, số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, tên gọi Điều 9 dự thảo Luật như sau: “Điều 9. Thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”. Như vậy, tên gọi của Điều 9 dự thảo Luật là chưa đầy đủ. Do đó, cần bổ sung tên gọi tại Điều 9 cụ thể như sau: “Điều 9. Thông tin của công dân, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”./.
Luật gia Đỗ Văn Nhân Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) – Việc chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ ba cấp xuống hai cấp nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm sự thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Dự thảo luật mới đang hướng tới một mô hình quản trị hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Không những có nguyên tắc xử phạt khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo hướng linh hoạt, Nghị định số 68/2025/NĐ-CP mới ban hành còn quy định việc áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tạm giữ, giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong xử phạt vi phạm hành chính…
TA
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
T.A
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Quyết định số 608/QĐ-TTg không chỉ giúp cụ thể hóa các quy định về phân quyền, phân cấp mà còn đặt mục tiêu tháo gỡ những vướng mắc thể chế tồn tại lâu nay. Với trọng tâm là tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi và rà soát, sửa đổi hệ thống pháp luật, Chính phủ kỳ vọng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của đất nước.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Sau khi hoàn thành việc sáp nhập, hợp nhất, các cơ quan, đơn vị tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm xác định tài sản dôi dư; không để tình trạng bỏ trống, không sử dụng, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả gây lãng phí, thất thoát.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Một trong những điểm mới của Nghị định 67/2025/NĐ-CP là bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương", đồng thời sửa đổi chính sách trợ cấp đối với người nghỉ hưu trước tuổi, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Thường trực Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Cấp, Thoát nước, trình Chính phủ xem xét trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Để thực hiện Luật Địa chất và khoáng sản kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản với mục đích nâng cao nhận thức về Luật Địa chất và khoáng sản và trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.
T.A
(ThanhtraVietNam) - Không chỉ tuyên truyền mà các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, linh hoạt và giám sát, đôn đốc, theo dõi để việc thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội ban hành tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đạt hiệu quả; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Việc bảo vệ công trình điện lực, an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp cao, an toàn trạm điện; điều kiện để nhà ở trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không; bồi thường, hỗ trợ… vừa được Chính phủ quy định cụ thể.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 190/2025/QH15 đưa ra những điều chỉnh then chốt về tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra, đảm bảo không gián đoạn chức năng giám sát và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình sắp xếp bộ máy nhà nước.
Dương Nguyễn