Thứ hai, 09/09/2024 - 22:53 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Mực nước tại trạm Phả Lại trên sông Thái Bình đã đạt 4.12m vào ngày 09/9, vượt mức báo động I. Mưa lớn tiếp tục kéo dài đến ngày 11/9, khiến nhiều khu vực trong tỉnh Hải Dương có nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng.
Từ 07/9 đến 08/9, mưa lớn tại Hải Dương gây ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng. Dự báo lũ trên các sông sẽ tiếp tục dâng cao từ 09/9 đến 11/9, đe dọa nhiều khu vực.
Mực nước tại hạ lưu sông Thái Bình và Kinh Thầy tiếp tục dâng
Trong hai ngày từ 07/9 đến 08/9, tỉnh Hải Dương đã trải qua đợt mưa lớn với lượng mưa phổ biến từ 90-150mm, có nơi cao hơn. Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, từ ngày 09/9 đến đêm 11/9, dự báo khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, với tổng lượng mưa ước tính từ 80-150mm, có nơi vượt mức này. Mưa lớn và nước xả từ các hồ thủy điện đang gây áp lực lên hệ thống sông và kênh trục, đẩy mực nước lên nhanh chóng.
Về mực nước sông và hệ thống kênh trục Bắc Hưng Hải, một số trạm đo ghi nhận mức nước cao hơn báo động I. Cụ thể, tại sông Thái Bình, mực nước ở trạm Phả Lại vào lúc 13 giờ ngày 09/9/2024 đã đạt 4.12m, vượt báo động I (4.0m). Các trạm khác như Bến Bình trên sông Kinh Thầy, Cát Khê trên sông Thái Bình cũng ghi nhận mức nước vượt báo động I , với dự báo mực nước tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Đài Khí tượng Thủy văn Hải Dương cảnh báo từ nay đến ngày 11/9, các sông trong khu vực thượng lưu tỉnh sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ tăng từ 1,0 - 3,0m. Mực nước tại hạ lưu sông Thái Bình và Kinh Thầy sẽ tiếp tục dâng, có khả năng đạt mức báo động 2 vào sáng ngày 10/9.
Mực nước sông Thái Bình vượt mức báo động I . (Ảnh: baohaiduong.vn)
Bão số 03 đã gây thiệt hại nghiêm trọng
Tình hình thiên tai đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tỉnh Hải Dương. Theo báo cáo nhanh, bão số 3 đã khiến 01 người thiệt mạng và 5 người bị thương. Trong lĩnh vực nông nghiệp, khoảng 15.000 ha lúa bị nghiêng, đổ, trong đó hơn 3.500 ha bị ngập úng ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, hơn 3.000 ha rau màu bị hư hỏng và khoảng 3.000 ha cây ăn quả bị gãy đổ. Diện tích nuôi trồng thủy sản cũng bị ảnh hưởng, với 500 ha diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung bị tràn bờ. Gia súc, gia cầm thiệt hại nặng nề, 50 con gia súc và 320.000 con gia cầm bị chết.
Ngoài ra, khoảng 550 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và hơn 900 ha rừng sản xuất bị tổn thất. Về cơ sở hạ tầng, khoảng 15.000 công trình, nhà dân, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng nặng. Gió mạnh và mưa lớn cũng đã làm gãy đổ hơn 70.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống điện và viễn thông bị hư hại nghiêm trọng với hơn 1.000 cột điện bị đổ, dây điện rơi đứt khiến nhiều khu vực mất điện. Cáp quang bị đứt dẫn đến gián đoạn thông tin liên lạc, trong đó 9 trạm BTS bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã khẩn trương khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc và cấp điện dần được khôi phục.
Về giao thông, khoảng 230m đường tỉnh 394 bị sạt lở nghiêm trọng, cùng với 483 biển báo giao thông, 55 cọc tiêu, 6 cột đèn điều khiển giao thông bị gãy đổ. Hệ thống đường sông cũng chịu thiệt hại lớn khi có tới 45 phao tiêu bị trôi và 25 cột báo hiệu gãy đổ.
Triển khai ngay các biện pháp bảo vệ người dân, phòng chống lũ lụt
Trước tình hình thiệt hại nặng nề, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã có những chỉ đạo khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả. Lãnh đạo tỉnh, bao gồm Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh, đã tham gia trực tiếp chỉ đạo các hoạt động ứng phó và phục hồi. Ban Chỉ huy cũng phát đi công điện báo động số 1 trên hệ thống sông Thái Bình vào ngày 09/9, yêu cầu các địa phương nhanh chóng thực hiện biện pháp phòng chống.
Trong khi đó, các sở ngành, địa phương đã huy động lực lượng để phối hợp khắc phục hậu quả bão số 3. Các đơn vị liên quan đang tích cực kiểm tra, sửa chữa hệ thống đê điều, thủy lợi bị ảnh hưởng và khắc phục những thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nông nghiệp.
Lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai ngay các biện pháp bảo vệ người dân, phòng chống lũ lụt trong những ngày tới, nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ tiếp tục diễn ra.
Dương Nguyễn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh
Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian và chi phí tuân thủ, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
P.V
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.
K. Dung