Tất cả chuyên mục

Nâng cao ý thức người tham gia giao thông, không chỉ là vấn đề xử phạt

Thứ hai, 20/01/2025 - 14:38 (GMT+7)

(Thanhtravietnam) - Có thể nói, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân.

Xử phạt phải đi đôi với công khai, minh bạch

Việc nâng cao mức phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ không nằm ngoài mục đích là giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ, nhất là nâng cao mức xử phạt với các hành vi vi phạm phổ biến là căn nguyên gây ra tình trạng ách tắc giao thông, như: Vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đi trên vỉa hè, vi phạm làn đường… Một khi đã hình thành nên văn hóa giao thông thì công tác quản nhà nước sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn, lực lượng chức năng sẽ chuyển dần từ hình thức quản lý, xử lý trực tiếp sang hình thức quản lý, xử lý gián tiếp thông qua hình ảnh camera giám sát, phạt nguội, thông tin từ cá nhân, tổ chức cung cấp…

Sau khi Nghị định số 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, có ý kiến cho rằng, người dân còn nghèo trong khi mức phạt quả cao là nhận định không đúng. Bởi vì, trước pháp luật, người nghèo hay người giàu cũng đều phải bình đẳng, pháp luật chỉ xử lý những người không có ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông chứ không xử lý người giàu hay người nghèo. Việc xử phạt phải đi đôi với nghiêm minh, công bằng, công khai, minh bạch, không tham nhũng, tiêu cực, phải làm thường xuyên và không phân biệt đối xử. Như vậy, mới tạo ra sự lan tỏa, răn đe, bắt buộc mọi người phải chấp hành pháp luật giao thông đường bộ.

Và thực tế, sau khi Nghị định số 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì ý thức của người tham gia giao thông nâng cao. Xuất hiện nhiều hình ảnh đẹp người tham gia giao thông như không còn đi lên vỉa hè, không đi ngược chiều, đội mũ bảo hiểm, dừng đúng vạch, không lấn làn, vượt đèn đỏ… đã trở nên phổ biến hơn (nơi mà trước đây thường xuyên xảy ra hành vi vi phạm) và đã tạo ra sức lan tỏa đến mọi người dân, từ đó cổ vũ, khuyến khích ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Người tham gia giao thông ngày càng chấp hành nghiêm quy định. (Ảnh - PV)

Để Nghị định 168 thực sự đi vào cuộc sống

Bên cạnh những vấn đề tích cực nên trên, thì vẫn còn nhiều việc phải làm để Nghị định số 168/2024/NĐ-CP thực sự đi vào cuộc sống. Đó là việc củng cố và nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông đường bộ, như: Tăng cường rà soát, bổ sung, thay thế các biển hiệu, biển báo giao thông, nâng cấp đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao lộ, nhất là các nút giao thông cho phép rẻ phải để giảm ùn tắc giao thông... Tăng cường xử lý nghiêm hành vi lấn, chiếm lòng đường, vỉa hè để làm nơi kinh doanh, buôn bán, vì việc này sẽ dẫn đến việc dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định, làm cản trở các phương tiện tham gia giao thông và kẹt xe. Từ đó xảy ra tình trạng người tham gia giao thông sẽ có hành vi vượt đèn đỏ, lấn làn đường, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều… là điều không thể tránh khỏi.

Mặt khác, cần tăng cường quản lý phương tiện tham gia giao thông theo hướng nên giảm dần các phương tiện cá nhân (như xe mô tô, xe máy, xe đạp (máy) điện); nên có chính sách ưu tiên, hỗ trợ người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng (như xe buýt, taxi, tàu điện, các phương tiện giao thông đường thủy…). Khuyến khích người dân thực hiện nghiêm túc việc sang tên, đổi chủ đối với phương tiện cá nhân, việc này không chỉ là để bảo vệ quyền sở hữu đối với phương tiện mà còn là cơ sở để lực lượng chức năng thuận tiện trong việc xử lý hành vi vi phạm thông qua camera giám sát (phạt nguội).

Ngoài ra, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và không ngừng nghỉ. Tăng cường phạt nguội đối với các phương tiện có hành vi vi phạm. Việc xử phạt phải nghiêm minh, công bằng và không tiêu cực. Người vi phạm không chỉ bị xử phạt mà còn phải bị nhắc nhở, giáo dục tại cơ quan, đơn vị công tác và nơi cư trú. Việc sử dụng các thông tin, hình ảnh vi phạm do các cá nhân, tổ chức cung cấp cần phải có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý và khen thưởng; các cá nhân, tổ chức khi lấy các thông tin, hình ảnh vi phạm phải đúng quy định; đồng thời, cũng phải có chế tài xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc cố tình gây rối, cản trở người thi hành công vụ.

Và một vấn đề hết sức quan trọng đó là, cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 168/2024/NĐ-CP một sách sâu rộng, hiệu quả. Các quy định của Nghị định số 168/2024/NĐ-CP phải được tuyên truyền, phổ biến đến tận người dân thông qua cấp chính quyền cơ sở (thôn, tổ dân phố, mặt trận, đoàn thể), trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong từng cơ quan, tổ chức, trường học; đồng thời, tăng cường tuyên truyền thông qua pano, áp phích, tờ gấp, tờ rơi… một cách trực quan, sinh động, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Có như vậy, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP mới thực sự đi vào cuộc sống và được mọi người dân đồng tình, ủng hộ và nghiêm túc chấp hành. Qua đó, sẽ góp phần giảm thiểu tại nạn giao thông và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngày càng hiệu quả, văn minh, hiện đại và chuyên nghiệp hơn./.

Đỗ Văn Nhân Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Kon Tum

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Khởi công, khánh thành đồng loạt các công trình kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.

PV

Ngành Tòa án: 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, 7 người bị xử lý hình sự trong 6 tháng đầu năm

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.

PV

Ninh Bình đẩy mạnh số hoá hệ thống thông tin phục vụ mô hình chính quyền hai cấp

(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.

Pv

Thủ tướng ban hành Kế hoạch triển khai Pháp lệnh quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Pv

Khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/12/2025

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.

PV

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2025: Tập trung luật mới, đẩy mạnh số hóa

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.

PV

Hà Nội thông qua phương án giảm 400 xã, phường

(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.

PV

Cao Bằng thông qua phương án sáp nhập xã, đẩy nhanh chuyển đổi mô hình chính quyền

(ThanhtraVietNam) - HĐND tỉnh Cao Bằng quyết nghị hai vấn đề trọng tâm: sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và phân bổ vốn bổ sung cho chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu hoàn thiện đề án trước 1/5 để trình Chính phủ phê duyệt.

PV

Đẩy nhanh tiến độ thẩm định, xử lý các hồ sơ dự thảo văn bản được các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) 2 cấp ban hành Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 19/4/2025 phân công các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến việc kết thúc hoạt động của CQĐP cấp huyện và tổ chức CQĐP 2 cấp.

PV

Mở rộng phía đông hồ Hoàn Kiếm - Lằn ranh giữa di sản và tương lai

(ThanhtraVietNam) - Hà Nội đang bước vào một giai đoạn chuyển mình đầy táo bạo khi lên kế hoạch di dời 11 trụ sở cơ quan nhà nước và khoảng 40 hộ dân ở phía đông hồ Hoàn Kiếm, nhường chỗ cho một không gian công cộng hơn 20.000 m².

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp cận pháp luật góp phần củng cố nhận thức pháp luật ngay tại cơ sở

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025, qua đó góp phần hòa giải, giải quyết các thủ tục hành chính và phát huy dân chủ ở cơ sở.

Hữu Anh

Một chặng đường vẻ vang và sứ mệnh phía trước

(ThanhtraVietNam) - 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) là dịp đặc biệt để chúng ta tri ân những người thầy thuốc – những "chiến sĩ áo trắng" đã không ngừng cống hiến, hy sinh thầm lặng vì sức khỏe của cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để nhìn lại chặng đường 70 năm đầy tự hào của ngành y tế Việt Nam, từ những ngày đầu gian khó đến những bước tiến vượt bậc trong thời đại mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lan Anh

Xem thêm