Tất cả chuyên mục

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025

Chủ nhật, 19/01/2025 - 22:00 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Tối 19/1, trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã dự Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Quê hương 2025". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước tại chương trình.

Chủ tịch nước Lương Cường đánh trống khai hội, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Ảnh: TTXVN

Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam!

Thưa các đồng chí, các bác, các anh, chị và các cháu!

Trong không khí tưng bừng, phấn khởi của những ngày đầu năm mới 2025 và chuẩn bị đón chào Xuân Ất Tỵ; hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, trái tim của cả nước, Tôi cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội rất vui mừng và xúc động khi được gặp lại bà con tại chương trình Xuân Quê hương - 2025.

Bà con ta dù đang sống ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dù hoàn cảnh sống khác biệt ra sao, nhưng mỗi khi Tết đến - Xuân về, chúng ta luôn hướng về quê hương, nguồn cội. Ngày Tết không chỉ là dịp để đoàn tụ, sum họp gia đình mà còn là dịp để tôn vinh, khẳng định giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để nhắc nhở mỗi người, dù xa xôi cách trở, chúng ta vẫn là một phần không thể tách rời của quê hương, đất nước. Đó chính là sợi dây thiêng liêng, kết nối bền chặt giữa những người con xa quê với Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tôi gửi tới bà con có mặt ngày hôm nay, cùng toàn thể đồng bào ta ở nước ngoài tình cảm nồng ấm, lời thăm hỏi ân tình và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.

Thưa bà con và quý vị đại biểu,

Đất nước ta vừa đi qua năm 2024 với không ít khó khăn và thách thức. Tình hình chính trị, an ninh, kinh tế toàn cầu và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; những thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ gây ra ở nhiều địa phương trong nước, nhất là cơn bão số 3, hạn hán, xâm nhập mặn..., tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; bằng sự nỗ lực, cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta đã giành được nhiều thành tựu quan trọng với những dấu ấn nổi bật: Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Kinh tế tiếp tục là điểm sáng của thế giới và khu vực, tốc độ tăng GDP cả năm ước đạt trên 7%. Việt Nam đã vươn lên đứng trong top 35 nền kinh tế hàng đầu thế giới, nằm trong tốp 20 quốc gia có quy mô thương mại đứng đầu toàn cầu, là mắt xích quan trọng trong 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA), kết nối với hơn 60 nền kinh tế trên toàn cầu. Công tác đối ngoại đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần củng cố vị thế, uy tín của đất nước. Trong những ngày cuối năm, đất nước đón tin vui khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước về phòng, chống tội phạm mạng, với tên gọi Công ước Hà Nội. Đây là lần đầu tiên địa danh của Việt Nam được gắn với điều ước đa phương toàn cầu, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam, khẳng định vai trò, vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước.

Đảng, Nhà nước và đồng bào ta ở trong nước luôn quan tâm, dõi theo tình hình bà con ta ở nước ngoài và vô cùng phấn khởi, tự hào khi thấy trong năm qua, dẫu phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí có lúc bất an tại một số địa bàn có chiến tranh, thiên tai, song đồng bào ta vẫn giữ tâm vững, nuôi chí bền, vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn; không ít bà con đã khẳng định được vị trí của mình trong xã hội sở tại, có người được ghi danh vào bản đồ trí tuệ thế giới. Đây chính là minh chứng rõ nét cho những tố chất đáng quý của người Việt Nam: bản lĩnh trong khó khăn, quật cường trước nghịch cảnh, ý chí vươn lên trước phong ba bão táp; khẳng định vị thế ngày càng vững chắc của cộng đồng người Việt trên trường quốc tế.

Từ vạn dặm xa xôi, những câu chuyện ấm lòng về tinh thần cộng đồng, đoàn kết, tương thân tương ái của đồng bào ta ở nước ngoài, dù còn khó khăn nhưng luôn hướng về quê hương, đất nước. Tinh thần đùm bọc, “nhường cơm sẻ áo” giúp đỡ bà con trong nước bị cơn bão lịch sử Yagi (cơn bão số 3) tàn phá, tiếp tục minh chứng cho tình yêu nước cao quý, nghĩa đồng bào thủy chung, tinh thần đại đoàn kết dân tộc mà đồng bào ta ở nước ngoài dành cho Tổ quốc, cho đồng bào ở trong nước.

Thưa bà con và quý vị đại biểu,

Năm 2025 là năm có nhiều ngày kỷ niệm trọng đại của Đảng và dân tộc ta, nhất là tròn 80 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tròn 50 năm đất nước thống nhất. Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, chúng ta thấy, hiếm có dân tộc nào trên thế giới lại mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh như Việt Nam, nhưng cũng hiếm có dân tộc nào mà lịch sử được viết nên bởi chiến công nối tiếp chiến công như dân tộc Việt Nam của chúng ta.

Dân tộc ta đã đi qua những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất. Khát khao và yêu chuộng hòa bình mãi nằm trong tim, trong máu của người Việt Nam. Vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước, toàn dân tộc theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng và Bác Hồ kính yêu, nhất tề vùng lên chiến đấu, đánh tan nhiều kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần, lập nên những chiến công vang dội. Từ một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, không có tên trên bản đồ thế giới, qua 80 năm ra đời và 50 năm thống nhất, vượt qua bao nỗi đau, tàn phá của chiến tranh và sự nghèo đói luôn hiện hữu khi xưa, Việt Nam nay đã vươn lên trở thành một quốc gia độc lập, tự do, là nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu, rộng vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại; đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia trên thế giới, có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 32 nước (trong số đó có tất cả các nước là thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc), là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Chúng ta đã vươn lên, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, tự tin vươn mình ra biển lớn, hòa vào dòng chảy của nhân loại.

Trong thành tựu to lớn của dân tộc ta, luôn có sự chung tay, góp sức rất quan trọng của đồng bào ta ở nước ngoài, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chính là tiền đề, là cội nguồn sức mạnh, mang đến mọi thắng lợi to lớn, vẻ vang của dân tộc ta; người Việt Nam dù ở trong nước, cũng như ở nước ngoài đều là “con Lạc, cháu Hồng”, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta”.

Chúng ta ghi nhớ hôm qua để trân trọng hôm nay, nuôi khát vọng ngày mai, khép lại những gì đã qua, cùng nhau gìn giữ, vun đắp cho khối đại đoàn kết toàn dân, hướng về tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân dự Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Quê hương 2025. Ảnh: TTXVN

Thưa bà con và quý vị đại biểu,

Hướng tới tương lai, Việt Nam đang chuẩn bị hành trang vững chắc để đất nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thịnh vượng, bứt phá, tăng tốc, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu, mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới. Với lịch sử hào hùng của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam phải tận dụng tối đa thời cơ, vận hội lịch sử này. Mỗi người dân Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước, hãy cùng nhau góp sức vào hành trình to lớn này của dân tộc.

Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt cho đồng bào ta ở nước ngoài. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một bộ phận máu thịt, không tách rời, là nguồn lực quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đó là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Các chủ trương, chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài tới đây, sẽ tiếp tục được triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn, thể hiện rõ tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nguyện vọng, mong mỏi chính đáng của đồng bào ta ở nước ngoài, tạo động lực khích lệ bà con vươn lên, xây đắp cuộc sống tốt đẹp, hun đúc và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, thương nòi, gìn giữ tiếng Việt và văn hóa Việt - hồn cốt của dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến của chúng ta.

Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước luôn đề cao, coi trọng sự đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài, cùng nhau hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Trong thời khắc ý nghĩa này, tôi kêu gọi đồng bào ta ở nước ngoài tiếp tục đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, nuôi dưỡng lòng yêu nước, chung tay cùng đồng bào ta ở trong nước gánh vác sứ mệnh trong đại của dân tộc.

Thưa bà con và quý vị đại biểu,

Tết cổ truyền của dân tộc luôn mang một ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về.

Xuân Ất Tỵ 2025 đang tới rất gần. Chồi non, lộc biếc, hoa xuân đang vươn mình đón lấy tinh túy của buổi bình minh và sinh khí của đất trời; với “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đang hội tụ, hơn bao giờ hết, chúng ta phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ, vận hội để đất nước tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Trước thềm năm mới, một lần nữa Tôi xin trân trọng gửi tới toàn thể đồng chí, đồng bào cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, các quý vị đại biểu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng. Năm mới, thắng lợi mới.

Xin trân trọng cảm ơn!

BTV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

K. Dung

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương

M. Phương

Nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực

(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.

PV

Huy động tổng thể các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.

Hoàng Minh (t/h)

Định hướng xây dựng bộ tiêu chí DDCI mới phù hợp với mô hình tổ chức mới của tỉnh

(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức tại Hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DCCI) tỉnh Đồng Nai năm 2024.

Đình Thuyết

Xây dựng khung pháp lý cho đội ngũ nhà giáo

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Lan Anh

Bộ Dân tộc và Tôn giáo bàn giao Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.

K. Dung

Tạo điều kiện tối đa để phát triển kinh tế tư nhân toàn diện, hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Hoàng Minh

Thanh Tra Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.

Lan Anh

Phòng ngừa tham nhũng thông qua cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.

Lan Anh

Thanh tra, phòng chống tham nhũng: Đột phá tháo gỡ dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Lan Anh

Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: Xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…

Hoàng Minh

Xem thêm