Thứ năm, 03/10/2024 - 06:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung chỉ đạo mới nhất của Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn tại Chỉ thị số 1671/CT-KTNN về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện nhất quán phương châm “Chất lượng và đạo đức công vụ”
Theo Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn, thời gian qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên, nhất là quán triệt và tổ chức thực hiện nhất quán phương châm “Chất lượng và đạo đức công vụ” trong toàn Ngành.
Ông Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự, Bí thư Đảng ủy, Tổng Kiểm toán nhà nước
Kết quả hoạt động kiểm toán ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu về hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và kịp thời phục vụ cho việc quyết định những vấn đề quan trọng quốc gia, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; qua đó, khẳng định rõ hơn uy tín, vị thế của KTNN trong hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, chất lượng của hoạt động kiểm toán nói chung và của một số báo cáo kiểm toán nói riêng còn có hạn chế nhất định. Nguyên nhân cơ bản là do công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của một số đơn vị chưa thật sâu sát, chưa chủ động, sáng tạo và linh hoạt; chưa quan tâm và làm tốt các quy định của KTNN trong tổ chức thực hiện kiểm toán; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số kiểm toán viên còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong bối cảnh, xu thế phát triển hiện nay.
Hình ảnh hoạt động nghiệp vụ của các thành viên Kiểm toán nhà nước
Chỉ thị số 1671/CT-KTNN về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của KTNN được ký ban hành ngày 01/10/2024 nhằm kịp thời khắc phục các hạn chế và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.
Nội dung Chỉ thị yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành phải thường xuyên quán triệt, học tập và triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Đồng thời, thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định… của KTNN như Chỉ thị số 1346/CT-KTNN ngày 28/10/2022 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ; Chỉ thị số 406/CT-KTNN ngày 31/01/2024 về việc tổ chức thực hiện KHKT năm 2024; Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước; Quy trình kiểm toán và các quy định, hướng dẫn có liên quan trong hoạt động kiểm toán.
Hình ảnh hoạt động nghiệp vụ của các thành viên Kiểm toán nhà nước
Thủ trưởng các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán
Cùng với việc yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định, Tổng Kiểm toán nhà nước cũng đưa ra những yêu cầu quan trọng đối với thủ trưởng các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán.
Theo đó, thủ trưởng các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải bám sát chỉ đạo của Ban cán sự đảng KTNN, Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc tổ chức thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để lựa chọn đúng, trúng các chủ đề kiểm toán.
Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các vấn đề nóng, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và lãng phí, các vấn đề được Quốc hội và dư luận xã hội quan tâm để xây dựng Kế hoạch kiểm toán (KHKT) khoa học, có trọng tâm, trọng điểm gắn với mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán.
Thủ trưởng các đơn vị cũng cần bố trí nhân sự, thời gian thích hợp cho công tác thẩm định dự thảo KHKT; chỉ đạo tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện nghiêm và đầy đủ các quy định; chỉ đạo trưởng đoàn kiểm toán thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm toán, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiếm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán…
Hình ảnh hoạt động nghiệp vụ của các thành viên Kiểm toán nhà nước
Với các trưởng đoàn kiểm toán, một mặt được yêu cầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong công tác khảo sát thu thập thông tin, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán để phân tích, đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán phù hợp.
Trên cơ sở đó, xác định thứ tự ưu tiên các mục tiêu, nội dung kiểm toán gắn với bối cảnh cụ thể của từng cuộc kiểm toán để dự kiến bố trí nhân sự, thời gian, phạm vi và phương pháp, thủ tục kiểm toán trong kế hoạch kiếm toán tổng quát, nhất là phải coi trọng chất lượng kiểm toán, tránh tình trạng dàn trải chạy theo số lượng đầu mối kiểm toán.
Mặt khác, trưởng đoàn kiểm toán phải thường xuyên chỉ đạo sâu sát, bao quát, kịp thời các tổ kiểm toán; thực hiện nghiêm Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và các hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình kiểm toán. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung kiểm toán tại các cơ quan, bộ phận đầu mối tổng hợp của đơn vị được kiểm toán; chỉ đạo thực hiện kiểm toán nhân rộng các phát hiện, kết quả kiếm toán (nếu tương đồng) để tăng quy mô mẫu chọn, bảo đảm tính thuyết phục của bằng chứng kiểm toán và kiến nghị thống nhất trong toàn đoàn kiểm toán.
Tổ trưởng tổ kiểm toán phải coi trọng việc lập KHKT chi tiết. Trong đó, lưu ý đến việc xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán và phân công công việc cho kiểm toán viên phải gắn với đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán và năng lực của kiếm toán viên. Chú trọng chỉ đạo, soát xét và hướng dẫn kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu kiếm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán và ghi chép trên tài liệu làm việc của kiểm toán viên kịp thời, đầy đủ, đúng quy định của Ngành, nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán.
Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán.
K. Dung
Từ khóa:
thanh tra phòng chống tham nhũng kiểm toán Kiểm toán nhà nước kiểm soát quyền lực tổng kiểm toán ngô văn tuấn quy định số 131Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh