Tất cả chuyên mục

Ngư dân chưa hào hứng với tàu sắt

Chủ nhật, 29/07/2012 - 08:09 (GMT+7)

Tỉnh Quảng Ngãi vừa trình Thủ tướng đề án hiện đại hóa tàu cá đánh bắt xa bờ cho ngư dân bằng việc thay tàu gỗ thành tàu sắt.

Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cũng đã hoàn tất khâu thiết kế, xây dựng mô hình tàu sắt trình các cơ quan hữu quan thẩm định. Tuy nhiên, đề án trên không dễ đi vào cuộc sống, dù tàu sắt được nhận xét là có nhiều ưu điểm so với tàu gỗ.

Ngư dân muốn đóng tàu sắt nhưng kinh phí đầu tư quá cao. Trong ảnh 100% tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Ngãi là tàu gỗ.

Kinh phí cao

Ngư dân Nguyễn Tấn Điệp ở xóm Cù Lao, thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) vừa là thuyền trưởng, vừa là chủ hai tàu câu mực ở Trường Sa (QNg 95 384 TS và QNg 95 886 TS – cả hai tàu đều có công suất 380CV). Năm 2011, khi nghe ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi về tận xã triển khai dự án đóng tàu sắt cho ngư dân, ông Điệp rất hào hứng, vì “tàu sắt là niềm ao ước lâu nay của ngư dân, nó rất an toàn khi hành nghề trên biển”. Thế nhưng khi biết kinh phí đầu tư tàu sắt cao, như tàu chỉ 400CV kinh phí đầu tư đã lên đến 5 – 7 tỉ đồng, ông Điệp... choáng bởi “lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để đóng tàu sắt”. Sau một thời gian tính toán, cuối cùng ông Điệp không đăng ký đóng tàu sắt.

“Nói thiệt, ở đây đóng tàu gỗ 700 – 800CV, chi phí trên dưới 3 tỉ đồng, vậy mà cả xã Bình Chánh chỉ có một người đóng được tàu này. Trong khi đó, tàu sắt chỉ 400CV, ngốn tiền quá lớn, tụi tui thiệt không dám làm dù rất muốn”, ông Điệp nói.

Chủ nhiệm hợp tác xã Dịch vụ hậu cần nghề cá và đánh bắt xa bờ xã Bình Chánh, cũng là chủ của hai con tàu câu mực ở Trường Sa Nguyễn Hữu Ngọt cho biết, ban đầu khi mới triển khai hợp tác xã có năm ngư dân đăng ký đóng tàu sắt, nhưng đến giờ đã rút hết đơn. Lý do là đóng một con tàu sắt với số tiền trên 7 tỉ đồng là quá lớn. Ông Ngọt nói: “Dù biết tàu gỗ chỉ thọ được mười năm, sau đó, muốn ra biển phải bỏ thêm số tiền lớn đại tu. Còn tàu sắt có tuổi thọ đến 20 năm và nhiều ưu điểm khác nữa. Có điều, phần thì do tiền bỏ ra nhiều, phần thì thiếu thông tin thực tế về tàu sắt nên ngư dân rất e ngại”.

Tương tự, ngư dân ở Lý Sơn và Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) cũng do dự và rút đơn đăng ký đóng tàu sắt. Xác nhận với chúng tôi, ông Trần Em, phó chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, cho biết: huyện có bốn ngư dân đăng ký tàu sắt đã không tiếp tục làm hồ sơ đóng tàu. Theo ngư dân ở đây, kinh phí vẫn là rào cản khó vượt qua.

Ngư dân e ngại đóng tàu sắt không chỉ do thiếu vốn, mà còn một số vấn đề khác như khi tàu hư hỏng thì sửa ở đâu. Thêm vào đó, việc điều khiển tàu sắt cũng không đơn giản như tàu gỗ.

“Nhưng Nhà nước cho vay ưu đãi hỗ trợ lãi suất?”, chúng tôi đặt vấn đề. Ông Trần Em nói theo chủ trương, ngư dân phải đảm bảo 50% số vốn nói trên mới vay được tiền, nghĩa là phải bỏ ra thêm 2,7 tỉ đồng nữa. “Tuy nhiên, ngư dân e ngại đóng tàu sắt không chỉ do thiếu vốn, mà còn một số vấn đề khác như khi tàu hư hỏng thì sửa ở đâu. Thêm vào đó, việc điều khiển tàu sắt cũng không đơn giản như tàu gỗ”, ông Trần Em nói. Ngư dân cho biết thêm, các chi phí như bảo dưỡng, duy tu tàu cá vỏ sắt cũng cao hơn so với tàu vỏ gỗ.

Ngư dân "máu" làm ăn mới dám đóng tàu sắt

Theo đề án hiện đại hóa tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi, tàu sắt của ngư dân không chỉ có vỏ sắt mà còn được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, vừa đảm bảo môi trường, đảm bảo cho ngư dân đánh bắt dài ngày trên biển. Ngoài ra, tỉnh còn đóng tàu sắt làm dịch vụ hậu cần nghề cá, bảo quản hải sản trên biển, cung ứng nhiên liệu... cho ngư dân. Sau khi thí điểm tại Quảng Ngãi, dự kiến mô hình này sẽ được triển khai ra 28 tỉnh/thành ven biển cả nước.

Trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 26.7, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiêm chủ tịch hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi Phan Huy Hoàng cho biết theo đề án, tỉnh sẽ đóng thí điểm 22 tàu sắt (công suất từ 400 – 800CV) với tổng kinh phí khoảng 174 tỉ đồng. Tàu có kinh phí ít nhất là 4,9 tỉ đồng, nhiều nhất 10,5 tỉ đồng/tàu. Để đóng thí điểm tàu cá này, tỉnh chọn tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thiết kế và đóng tàu cho ngư dân. Sau đó, đơn vị này sẽ tập huấn, chuyển giao công nghệ, cách vận hành tàu cá bằng vỏ sắt cho ngư dân sử dụng.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng, việc quản lý, đóng và vận hành tàu sắt không đơn giản. Bởi qua tiếp xúc, trao đổi với ngư dân được biết không phải ai cũng bị hấp dẫn bởi tàu sắt, mà chỉ có những ngư dân có thực lực tài chính, muốn đổi mới, đổi đời mới hứng thú tham gia. Riêng việc tháo gỡ khó khăn về vốn, tỉnh đang đề xuất hỗ trợ lãi suất vay cho ngư dân đóng mới tàu vỏ sắt. Cụ thể, ông Hoàng nói: “30% số vốn đóng tàu, chủ phương tiện phải bỏ ra, còn lại vay từ các ngân hàng với lãi suất tạm tính là 16%/năm, thời hạn vay mười năm”.

Đóng tàu sắt là cần thiết

Theo thống kê của tỉnh Quảng Ngãi, hiện cả tỉnh có 5.740 tàu cá, với 35.000 lao động nghề biển. Thế nhưng tàu đánh bắt xa bờ chỉ có 2.140 chiếc, trong đó 20% đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Tàu cá vỏ gỗ ra khơi dài ngày ở các vùng biển luôn gặp rủi ro trước thiên tai, bị tàu nước ngoài đâm chìm, tàu cá Trung Quốc uy hiếp... Chính vì vậy, việc đóng tàu sắt hiện đại là rất cần thiết, giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả, vừa góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo quốc gia.


Theo Phạm Anh
SGTT

dotuanh

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.

PV

Đảm bảo “6 rõ” trong phân công nhiệm vụ

(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.

K. Dung

Xem thêm