Thứ năm, 18/09/2014 - 14:37 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) – Nhân kỷ niệm 55 ngày thành lập Nhà hát Kịch Hà Nội (9/1959 – 9/2014), phóng viên Thanhtravietnam.vn đã có cuộc trao đổi với Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Hoàng Dũng, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội. Ông cho biết, mặc dù trải qua 55 năm xây dựng và phát triển với nhiều thăng trầm, song phong cách mà Nhà hát vẫn luôn giữ cho đến nay và tiếp tục phát triển là chính kịch.
Phóng viên: Thưa ông, chặng đường 55 năm đã trải qua, trên cương vị Giám đốc Nhà hát, ông có đánh giá như thế nào vê quá trình hình thành và phát triển của Nhà hát. Lễ kỷ niệm này có ý nghĩa như thế nào với Nhà hát?
NSND Hoàng Dũng: Lễ kỷ niệm này là sự sơ kết trong cả quá trình dài gọi là tổng kết và Nhà hát Kịch Hà Nội còn phát triển nữa. Một giai đoạn 55 năm ngồi lại, nhìn lại đánh giá đóng góp của bao thế hệ diễn viên ngày xưa và tập hợp tất cả vở diễn trong 55 năm qua để ghi nhận, họp mặt cùng với báo chí, với khán giả. Đây là dịp để tri ân tất cả các nghệ sĩ, những người đã đóng góp cho Nhà hát trong thời gian qua. Có thể nói, thế hệ ngày hôm nay được thừa hưởng một cái di sản văn hóa của thế hệ nghệ sĩ trước đây. Chúng tôi rất cảm ơn các nghệ sĩ đi trước và cố gắng phấn đấu duy trì phong cách cũng như truyền thống của kịch Hà Nội là các vở diễn chính kịch, những vở diễn bám sát cuộc sống hiện tại và chúng tôi muốn tạo một địa điểm tin cậy cho khán giả, những người yêu mến kịch.
Phóng viên: Thưa ông, là một nghệ sĩ với hơn 40 trong nghề, với vai trò vừa làm nghệ sĩ, vừa làm quản lý thi ông có đánh giá như thế nào về đóng của sân khấu Hà Nội trong 60 năm qua với sân khấu Việt Nam nói chung?
NSND Hoàng Dũng: Với sân khấu kịch thì kịch Hà Nội bắt đầu từ thập niên 70 đã là địa chỉ đáng tin cậy của khán giả yêu mến kịch. Nhưng bắt đầu từ thập niên 80, chúng tôi luôn phấn đấu là một đơn vị trong các đơn vị sân khấu đứng đầu, kể cả về chất lượng nghệ thuật cũng như với những vở diễn. Cái đó được thể hiện qua tất cả các vở diễn của chúng tôi và sự ghi nhận của tất cả khán giả yêu mến trong cả nước. Có thể nói, từ thập niên 80 cho đến nay, kịch Hà Nội luôn luôn là một thương hiệu – thương hiệu kịch.
NSND Hoàng Dũng, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội
Phóng viên: Thưa ông, nhiều người cho rằng hiện nay tất cả mọi người đều biết sân khấu Hà Nội không phải là lựa chọn hàng đầu của khán giả và giới trẻ. Theo ông, lý do là gì, phải chăng một trong các lý do là giới nghệ sĩ hiện nay chưa tiếp cận kịp với nhu cầu của khán giả? Và Nhà hát đã làm gì trước tình hình này?
NSND Hoàng Dũng: Thực ra thì với bất cứ một món ăn nào, ai cũng vậy, có thời gian ăn rồi có thời gian chán. Bạn bỗng nhiên có thời gian thích ăn bún đậu mắm tôm, bún riêu, rồi bạn cũng chán. Chúng tôi cố gắng món ăn của chúng tôi là cơm để mọi người ăn gì thì ăn, vẫn phải ăn cơm.
Chúng tôi cũng dựng những vở hài kịch như: kịch dân gian, kịch lịch sử, những vở kịch nước ngoài, những vở kịch kinh điển. Thế nhưng kịch Hà Nội nổi lên và mọi người nói đến kịch Hà Nội là nói đến những vở kịch chính luận, những vở kịch bám sát cuộc sống ngày hôm nay, phản ánh thực tế cuộc sống hôm nay dưới các góc nhìn rất sắc sảo và phê phán cái tiêu cực một cách mạnh mẽ.
Phóng viên: Theo ông, làm thế nào để sân khấu kịch Hà Nội trở lại thời hoàng kim. Ông có nghĩ, có bao giờ sân khấu kịch Hà Nội sẽ trở lại thời hoàng kim?
NSND Hoàng Dũng: Đó là mơ ước của tất cả những người làm sân khấu chứ không riêng gì kịch Hà Nội nhưng điều đó rất khó. Thời họ đến với kịch Hà Nội, như tôi đã nói có thời điểm chúng tôi diễn ba buổi/ngày với thời gian 3 tháng ở Thành phố Hồ Chí Minh, về Hà Nội diễn 3 tháng, đi tất cả mọi nơi, đi đến đâu chúng tôi cứ dứt ra mà về. Thời điểm đó, thưa với các bạn, chúng tôi – những người làm sân khấu đi trước báo chí, tức là có những vấn đề báo chí chưa dám nói thì sân khấu chúng tôi đã nói rồi. Do đó, nó hấp dẫn khán giả nhiều hơn vì đấy là những đề tài có tính chất bám sát cuộc sống và tương đối thời sự.
Thực sự thì hiện nay báo chí phát triển rất nhanh, thậm chí kính thưa các loại báo, nhất là báo mạng rất mạnh… , nó làm tiếng nói của sân khấu, những phản ánh của sân khấu bị lui về vị trí thứ yếu. Hơn nữa, sân khấu có cái nói được, có những cái chưa nói được hết thì báo chí nói được hết và nếu bây giờ có những vấn đề nói mạnh một tí nữa cũng vẫn là nói sau báo chí. Với báo chí, ngay ngày hôm sau báo chí đã nói rồi, còn để hình thành một vở diễn sân khấu ít ra là sau đấy vài tháng. Đó là vấn đề khó khăn của chúng tôi hiện nay.
Hiện nay, sân khấu bị rất nhiều sự cạnh tranh. Bạn muốn xem một bộ phim Mỹ vừa mới đoạt giải Oscar thì chỉ sau 5 – 7 ngày bạn đã có trên laptop của mình, có thể vào mạng xem được. Đấy là một sự cạnh tranh khốc liệt. Mặt khác, một tuần có 6 -7 buổi truyền hình trực tiếp, như vậy là giết chết sân khấu rồi, mà lại là chương trình xem không mất tiền, được đầu tư rất lớn. Bây giờ, truyền hình mua nhiều game show của nước ngoài, tạo sân chơi cho cả giới trẻ, cả người già, mỗi đài truyền hình lại có không biết bao nhiêu sân chơi như vậy. Do đó, khán giả của sân khấu nói chung, không riêng gì sân khấu kịch mất dần khách đi. Song chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi vẫn phải duy trì, phấn đấu và trách nhiệm của chúng tôi nặng nề hơn. Làm sao để khán giả đến với sân khấu của chúng tôi có thể vắng, có thể chưa đông nhưng khi ra về khán giả không thất vọng.
Phóng viên: Thưa ông, ông có nói là trong suốt 55 năm qua, phong cách của kịch Hà Nội là chính kịch và bám sát vào đời sống, hởi thở của cuộc sống. Vậy hơi thở cuộc sống của nhân dân thủ đô trong suốt 60 năm đã được truyền tải vào những tác phẩm của Nhà hát kịch Hà Nội như thế nào?
NSND Hoàng Dũng: Cứ mỗi một đột biến của đất nước, đột biến của xã hội, từ những vấn đề ngày xưa là xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, về sau là những thông tin, phương tiện để liên lạc hiện đại như internet, điện thoai di động… rồi đến chứng khoán cũng được phản ánh. Cái gì cũng có thể khai thác được mặt trái, mặt phải trong những vở diễn của chúng tôi. Trong vở kịch, cái nhân tình thế thái vẫn là cái muôn thủa và những cái phản ánh cuộc sống thực sự cũng chỉ là phương tiện để phản ánh con người. Đấy vẫn là cách nhìn, cách sống của con người ở trong bất kỳ giai đoạn cuộc sống nào.
Phóng viên: Nhà hát kịch Hà Nội được đánh giá là có đội ngũ diễn viên sáng nhất và các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cũng rất cao nhưng công chúng ở Hà Nội bị cạnh tranh bởi rất nhiều các loại hình. Vậy phương hướng của Nhà hát kịch Hà Nội trong thời gian tới là gì để vừa đáp ứng được yêu cầu cao của công chúng?
NSND Hoàng Dũng: Để đáp ứng được yêu cầu cao của khán giả Hà Nội phải tìm được những kịch bản thật hấp dẫn, song điều đó còn nằm ngoài tầm tay của chúng tôi. Nhưng cũng may, kịch Hà Nội luôn là địa chỉ tin cậy của các tác giả, gần như họ viết vở nào họ cho là hay nhất thường thường họ cũng giới thiệu cho kịch Hà Nội. Đây cũng là điều may mắn của chúng tôi và chúng tôi luôn được lựa chọn những sản phẩm gần như tốt nhất. Đó là sự ưu ái của các tác giả, mà để có được sự ưu ái của các tác giả thì chúng tôi luôn luôn dựng những vở diễn với hết trách nhiệm của mình, tức là làm nghệ thuật một cách nghiêm túc. Chính cách làm nghiêm túc đó, tác giả mới đưa đến cho chúng tôi những kịch bản hay nhất của họ.
Thêm một điều nữa, để giữ gìn phong cách này thì chúng tôi – không phải một vài cá nhân trong Ban giám đốc làm được mà nó là truyền thống của Nhà hát. Tất cả các diễn viên trẻ, khi họ xin về kịch Hà Nội thì thực sự họ cũng rất yêu phong cách của kịch Hà Nội rồi. Cho nên những vở kịch chúng tôi làm nó thành một thể thống nhất, từ những người mới về đến những người lâu năm, chúng tôi cùng đồng tâm để làm việc mặc dù chúng tôi biết nó khó khăn. Làm nghệ thuật chúng tôi đi đúng hướng mặc dù có thể vất vả, khó khăn, có thể đêm diễn của chúng tôi không nhiều như các đơn vị khác nhưng tôi cảm giác làm nghệ thuật như thế thanh thản hơn. Nhiều diễn viên của Nhà hát cũng đi diễn ở bên ngoài nhưng khi lên sân khấu của Nhà hát thì họ sẽ diễn những vở chính thống.
Xin cảm ơn ông./.
Hoàng Minh
hangnt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Tổng thống Pháp Macron, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và lãnh đạo cấp cao hai nước Pháp - Việt tham dự và bấm nút khởi công Nhà máy Vắc xin và Sinh phẩm VNVC, hiện thực hóa hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin giữa hai đối tác chiến lược toàn diện.¬¬¬
Mai Thảo
(ThanhtraVietNam) - Ngày 26/5, tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC) và Tập đoàn dược phẩm Sanofi (Pháp) đã trao văn kiện thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin của Sanofi tại Nhà máy Vắc xin và Sinh phẩm VNVC, Việt Nam.
Ngọc Hương
(ThanhtraVietNam) - Hệ thống tiêm chủng VNVC công bố ra mắt và triển khai tiêm đầu tiên tại Việt Nam vắc xin phế cầu 20 (PCV20) công nghệ mới, phòng 20 chủng vi khuẩn phế cầu, chống cả những chủng độc lực cao gây bệnh nặng, dành cho người từ 18 tuổi.
Kim Ngân
(ThanhtraVietNam) - Ngày 24/5, hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu trên đường Cách mạng tháng 8, TP.HCM đã nhanh chóng sơ cứu và kịp thời phối hợp cùng bệnh viện cứu sống bệnh nhân đột quỵ trong gang tấc.
(ThanhtraVietNam) – Công an Lạng Sơn vừa khởi tố, bắt giam 12 đối tượng vi phạm quy định về kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng Nấm Ngưu Chương Chi xảy ra tại nhiều địa phương, với số tiền giao dịch hàng nghìn tỷ đồng, liên quan trực tiếp hơn 9.000 người và đề nghị người liên quan hệ thống Ame Global liên hệ cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.
Thái Minh
(ThanhtraVietNam) - Từ SoHo tráng lệ ở New York đến Ginza sầm uất giữa lòng Tokyo, thế giới đã chứng kiến những khu phố thương mại vươn mình để trở thành biểu tượng văn hóa, định hình phong cách sống và đẳng cấp đô thị. Hà Nội - trái tim kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam - cũng đang đứng trước thời khắc lịch sử hình thành biểu tượng thương mại mang tầm vóc quốc tế. Và Giảng Võ chính là cái tên được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa giấc mơ “SoHo, Ginza phiên bản Việt”.
(ThanhtraVietNam): Các shop chân đế được xem mảnh ghép quan trọng giúp vận hành cuộc sống thượng lưu tại Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội). Dòng sản phẩm này còn là tài sản đầu tư sinh lời bền vững, được ví như “gà đẻ trứng vàng” trong danh mục “phải có” của giới đầu tư.
(ThanhtraVietNam) - Hà Nội, ngày 22/5/2025 - Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác – tăng hơn 12 lần so với con số 1.200 của mùa đầu tiên, xứng danh là nơi hội tụ của trí tuệ toàn cầu.
(Thanhtravietnam.vn) - Flamingo Golden Hill được phát triển trên diện tích 6,5ha, gồm 181 căn villa, thiết kế 3,5 tầng, tối ưu công năng sử dụng. Dự án tích hợp đầy đủ tiện ích như khu thương mại, ẩm thực, bể bơi khoáng nóng, khu phố đêm, phố đi bộ cuối tuần, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, mua sắm, giải trí của cư dân và du khách.
PVTT
(Thanhtravietnam.vn) - Là thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh giải pháp tổng thể về vật liệu xây dựng xanh, thông minh tại Việt Nam, Eurowindow cung cấp các mẫu cửa tự động mở 1 cánh hiện đại, vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa tiện nghi, an toàn với người dùng.
PVTT
(ThanhtraVietNam) - Để cụ thể hóa các quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý nhà nước. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Lai Châu đồng loạt triển khai đợt thanh tra, kiểm tra quy mô lớn theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào các mặt hàng nhạy cảm như thuốc, sữa, thực phẩm chức năng và vật tư y tế, nhằm đấu tranh quyết liệt với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.
Dương Nguyễn