Thứ năm, 26/12/2024 - 14:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Phát huy vai trò của kiểm soát xã hội trong phòng, chống tham nhũng phải được coi là biện pháp căn bản và mang tính quyết định đến hiệu quả của cuộc đấu tranh này trong giai đoạn hiện nay.
Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: M. Nguyệt
Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ tổ chức sáng ngày 24/12/2024.
Theo bà Liên, để phát huy vai trò của kiểm soát xã hội trong phòng, chống tham nhũng, cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:
Một là, nâng cao vị trí, vai trò và sự phối kết hợp giữa Nhà nước và xã hội trong phòng, chống tham nhũng
Để nâng cao hơn nữa vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, đòi hỏi trách nhiệm, sự nỗ lực và tích cực từ cả hai phía, từ các cơ quan nhà nước và xã hội. Các cơ quan nhà nước cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của xã hội trong công tác này, những tác động, hiệu quả to lớn của việc huy động đông đảo các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia giám sát; phát hiện và tố cáo các hành vi tham nhũng trong bộ máy công quyền.
Đồng thời, mỗi tổ chức xã hội và người dân cũng phải thấy rõ trách nhiệm, vai trò, thực hiện một cách tự giác, có trách nhiệm những quyền và nghĩa vụ của mình trong cuộc đấu tranh cam go này.
Sáng ngày 24/12/2024, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng. Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến tham luận của đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương, trong đó có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: M. Nguyệt
Hai là, hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
Nhằm phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, các cơ quan nhà nước cần thường xuyên rà soát, bổ sung, sửa đổi, ban hành mới những quy định bảo đảm cơ sở pháp lý và điều kiện cần thiết để người dân và toàn xã hội tham gia giám sát hành vi của cán bộ, công chức.
Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dân chủ và các quy định về công khai, minh bạch để người dân và các tổ chức xã hội có điều kiện giám sát hoạt động của các cơ quan đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên.
Ban hành các quy định cụ thể để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, doanh nghiệp, báo chí và người dân chủ động tham gia, tránh tình trạng chỉ khi được giao nhiệm vụ hoặc “được mời” thì mới tham gia.
Hiện nay, quyền của các tổ chức xã hội trong phòng, chống tham nhũng về cơ bản đã có nhưng chủ yếu mang tính nguyên tắc, cần phải quy định cụ thể hơn, nhất là về điều kiện bảo đảm và chế tài để bảo vệ các quyền này.
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, ngày 24/12/2024. Ảnh: M. Nguyệt
Ba là, nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội và người dân trong phòng, chống tham nhũng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các cơ quan báo chí, doanh nghiệp và nhân dân tăng cường phối hợp, tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các hoạt động giám sát, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Đồng thời, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm mọi biểu hiện tiêu cực, tham nhũng cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò và trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Tăng cường chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân nhất là đối với các văn bản chính sách, pháp luật có khả năng tạo ra cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, kể cả đối với công tác tổ chức, cán bộ.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xác định rõ trách nhiệm của các bên nhằm phối hợp, huy động các nỗ lực của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc năm 2015.
Tích cực phát huy vai trò của báo chí trong phát hiện tham nhũng; chủ động cung cấp, định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng. Có cơ chế, biện pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích, động viên, bảo vệ những nhà báo dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng; bảo đảm báo chí đưa tin khách quan, kịp thời, hiệu quả về các vụ, việc tham nhũng.
Xây dựng và thực hiện trong cộng đồng doanh nghiệp quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng.
Có chính sách thỏa đáng ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư của cộng đồng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực đấu tranh phòng, chống tham nhũng của nhóm chủ thể này.
Bốn là, tăng cường bảo vệ, tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng điển hình phòng, chống tham nhũng, bảo vệ người đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức, văn hóa liêm chính cho toàn dân
Cùng với việc tôn vinh về mặt tinh thần, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cần có cơ chế khen thưởng thích đáng, phù hợp với thực tế nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của người dân trong việc giám sát, phát hiện và phản ánh, tố cáo các hiện tượng tham nhũng. Điều này cần thực hiện chủ động và trước hết từ phía Nhà nước, nhất là trong công tác bảo vệ người tố cáo và nhân chứng trong các vụ việc tham nhũng.
Tóm lại, việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng cần được xây dựng trên nền tảng đạo đức xã hội nói chung. Trước mắt, Đảng và Nhà nước ta, các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục công lập và dân lập, các tổ chức xã hội và mỗi người dân cần đặc biệt quan tâm xây dựng các chuẩn mực đạo đức, văn hóa và coi trọng giáo dục về nhân cách, đạo đức công dân, kiến thức pháp luật cho mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là cho thế hệ trẻ có thái độ không chấp nhận tham nhũng, từng bước hình thành văn hóa liêm chính. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng cần gắn với nhiệm vụ xây dựng đạo đức của tổ chức đảng và đảng viên, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp - doanh nhân./.
Minh Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Thời tiết / Tỷ giá
23°C
23°C - 26°C
T7
23°C - 26°C
CN
23°C - 25°C
T2
23°C - 25°C
T3
23°C - 27°C
Mã
Mua
Bán
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Công tác PCTN của tỉnh Trà Vinh tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát, kịp thời của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN được quan tâm thực hiện; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
Khánh Nghi
(ThanhtraVietNam) - Văn phòng UBND tỉnh Sơn La coi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục và là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, với trách nhiệm chính thuộc về người đứng đầu.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Mặc dù UBND tỉnh Quảng Bình đã có nhiều có biện pháp chỉ đạo quyết liệt đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, song vẫn còn khá nhiều dự án trên địa bàn tỉnh bị phê bình vì chưa giải ngân hoặc giải ngân thấp (dưới 10%).
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Việc sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm đảm bảo việc tổ chức thực hiện kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả, khả thi, an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí là một trong những quan điểm khi xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng.
Ngô Tân
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 1390/KH-UBND nhằm triển khai Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, với mục tiêu đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm UBND tỉnh Kon Tum sẽ chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản.
Nguyên Khôi
(ThanhtraVietNam) - Bộ Tài chính tiếp tục hướng dẫn bổ sung việc bàn giao, quản lý, xử lý tài sản công là tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.
Thái Minh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 15/5, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ ban hành thông cáo báo chí về Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ với một số nội dung đáng chú ý.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nhằm đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thái Minh
(ThanhtraVietNam) - Với những kết quả cụ thể và định hướng rõ ràng, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bắc Ninh thể hiện sự quyết liệt thu hồi tài sản do vi phạm nói chung và thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế nói riêng.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trước yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới, ngày 13/5, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành văn bản chỉ đạo toàn diện, quyết liệt nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát quyền lực trên địa bàn.
T. Nhung