Thứ năm, 28/04/2016 - 14:43 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Đồng bằng Sông Cửu Long được hình thành do sự bồi tụ phù sa từ dòng chảy của sông Mê Công từ thượng nguồn đến cuối hạ lưu. Vùng châu thổ này có một mạng lưới sông rạch và kênh mương dày đặc, kết hợp với hai vùng trũng lớn là vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười, tiếp giáp cả hai mặt với Biển Đông và Biển Tây. Đây là vùng đất ngập nước rộng lớn nhất và là vùng sản xuất nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản cao nhất của Việt Nam.
Trong khoảng hai thập niên vừa qua, khu vực đồng bằng sông Cửu Long gánh chịu nhiều vấn đề liên quan đến nước như: sự thay đổi đặc điểm thuỷ văn dòng chảy, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, suy giảm chất lượng nước, xâm nhập mặn sâu hơn từ biển vào đất liền, hạ thấp mực nước ngầm, sụt lún, xói mòn bờ sông và biển. Bên cạnh đó còn là việc thu hẹp các vùng đất trũng tự nhiên trong tiến trình đô thị hoá và mở rộng hoạt động sản xuất nông ngư nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, an ninh nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long đang là vấn đề cấp bách và việc bảo vệ nguồn nước phải bắt nguồn từ phía người dân.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên, kể cả diện tích các đảo ven bờ khoảng hơn 40.000 km 2, trong đó khoảng 64% diện tích đất (hơn 2,5 triệu ha) được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa nước, và nuôi trồng thuỷ sản từ các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Trên 75% dân số sống dọc theo các sông rạch, kênh đào và vùng ven biển. Mọi sinh hoạt và sản xuất của người dân đều phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thuỷ văn dòng chảy của sông – biển. Theo Phó Giáo sư Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ), lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long tạo nên một đặc điểm thuỷ văn nổi bật của khu vực, mang cả những lợi ích về sinh thái, môi trường cùng một số hạn chế nhất định về mặt xã hội và đời sống của cư dân. Hầu như hệ thống sông rạch ở vùng đã nối liền với hầu hết các vùng đô thị và nông thôn. Tuy vậy, cũng theo Phó Giáo sư Tuấn, với việc sinh sống gần nguồn nước như vậy ngoài thuận lợi cho việc lấy nước tưới trong canh tác cây trồng, nuôi cá, sinh hoạt, đi lại…thì điều này cũng tạo nên một mặt trái là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước rất lớn. Ngoài ra, việc phát triển các khu công nghiệp dọc các tuyến sông chính và trục giao thông lớn trong khoảng vài ba thập niên gần đây đã khiến chất lượng nguồn nước và đất trở nên xấu đi rõ rệt. Do nhiều áp lực từ gia tăng dân số, phát triển kinh tế và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống, nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long đang được khai thác tối đa, cộng thêm những tác nhân bên ngoài như biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các vấn đề nước xuyên biên giới dẫn đến an ninh nguồn nước bị đặt trước nhiều rủi ro và thử thách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cả vùng đồng bằng trong tương lai. Phó Giáo sư Lê Anh Tuấn nhận định, trong hiện tại và tương lai, tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long phải tiếp tục đối diện với 5 thử thách thường xuyên, trong đó có hai vấn đề về số lượng nước (lũ lụt và hạn hán) và ba vấn đề về chất lượng nước (nhiễm mặn, nhiễm phèn và nhiễm bẩn). Tình trạng này đang ngày càng gia tăng do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và vấn đề nước xuyên biên giới như các dự án phát triển và vận hành hồ chứa, thuỷ điện ở thượng nguồn, tình trạng phá rừng, thay đổi sử dụng đất, đô thị hoá, thu hẹp các khu đất ngập nước tự nhiên, nguy cơ chuyển nước, khai thác nước trong mùa khô và ô nhiễm nguồn nước từ gia tăng hoạt động công nghiệp và nông nghiệp dọc theo hai bên bờ sông.
Đất ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Phó Giáo sư Tiến sỹ Lê Anh Tuấn cho rằng, các tác nhân làm suy thoái tài nguyên nước cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long là từ hoạt động của con người và từ sự biến động của tự nhiên. Trong đó, tác nhân từ nguyên nhân con người, dưới các áp lực gia tăng như dân số, phát triển kinh tế và nhu cầu hưởng thụ vật chất, được xem là tác nhân chính yếu và có ảnh hưởng quan trọng gây nên sự ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên nước hiện nay. Tác nhân tự nhiên góp phần làm gia tăng làm suy giảm chất lượng nguồn đất và nước, bao gồm tình trạng khô hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập từ biển, phèn xuất hiện lên tầng mặt canh tác do mức nước ngầm tầng trên bị tụt thấp, hiện tượng sạt lở ven sông, xâm thực biển do nước biển dâng, thiên tai và các tác động khác do biến đổi khí hậu. Tác nhân gây ô nhiễm từ con người và thiên nhiên không tách biệt nhau mà bồi thêm làm chất lượng môi trường vùng nông thôn bị giảm sút. Đây là những vấn đề cực kỳ khó khăn và nhạy cảm cho sinh hoạt và sản xuất vùng hạ lưu cũng như sự tồn tại của các hệ sinh thái đất ngập nước rất nhạy cảm của vùng đồng bằng. Bởi vậy, điều quan trọng nhất trong chiến lược bảo vệ tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông nói riêng là phải có sự tham gia của cộng đồng như là những chủ nhân đích thực của nguồn tài nguyên quý giá này. “Cộng đồng dân cư sống trong lưu vực, thông qua đại diện của các tổ chức xã hội dân sự đích thực của họ, phải có quyền và kinh nghiệm phản biện trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước sống. Không một cơ quan chính quyền hay một tổ chức khoa học nào có thể phục hồi sự trong sạch của các dòng sông bắt nguồn từ chính những hành động có ý thức người dân”, Phó Giáo sư Lê Anh Tuấn cho hay.
Các dự án khai thác và xả thải vào nguồn nước phải minh bạch thông tin về những tác động tiêu cực có thể gây ra ngay từ khi chuẩn bị thực hiện. Các dự án này phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, thậm chí cá nhân liên quan như là một quy trình pháp lý và là một việc tự nhiên của thể chế dân chủ hoá cơ sở và là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án và của chính quyền./.
(Tổng hợp)
hangnt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương ban hành Kết luận thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng theo Quyết định thanh tra số 324/QĐ-TTGSNH2. Đây là một trong những giải pháp cấp bách được đưa ra trong bối cảnh thị trường vàng trong nước có nhiều biến động phức tạp, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, xử lý nghiêm các vi phạm và ổn định thị trường. Kết quả thực hiện cần được báo cáo Thủ tướng trong tháng 5 năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Với việc ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP, Chính phủ đã chính thức khởi động kế hoạch hành động chi tiết nhằm hiện thực hóa chủ trương đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội. Nghị quyết này không chỉ đặt ra khung pháp lý mà còn phân công cụ thể, ấn định thời gian cho từng hạng mục, hướng tới mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2030 với chất lượng, hiệu quả và sự minh bạch cao nhất.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, những vụ việc thân nhân người bệnh hành hung nhân viên y tế tại các cơ sở y tế gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh bệnh viện.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong năm 2025, với quyết tâm đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp toàn trình trên môi trường mạng.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo công tác quản lý và triển khai các chương trình, dự án đầu tư công không bị gián đoạn hay đình trệ trong bối cảnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.
PV