Thứ tư, 16/01/2019 - 12:17 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam)- Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ biến đổi khí hậu. Một trong những mục tiêu của Chính phủ đề ra là cần tập trung phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với thời tiết. Trong đó, quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng thế mạnh, chuyển hóa thách thức thành cơ hội để phát triển…Vậy đâu là lời giải cho phát triển nền nông nghiệp bền vững tại vùng ĐBSCL và bài học có thể nhìn thấy từ Kiên Giang.
Từ chuyện của con tôm “ôm” cây lúa
Tỉnh Kiên Giang được chia thành 2 vùng rõ rệt đó là Tứ Giác Long Xuyên và Bán đảo Cà Mau (gồm Tây Sông Hậu và U Minh Thượng). Trong đó, các cụm công trình thủy lợi (CCTTL) như vùng Tứ Giác Long Xuyên được đầu tư xây dựng các cống cơ bản khép kín tuyến đê biển từ Rach Giá đến Kiên Lương; còn cửa Kênh Nhánh thuộc TP Rạch Giá và kênh Rạch Giá - Hà Tiên tại xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương chưa được đầu tư cống, mặn còn xâm nhập vào nội đồng. Cụm Tây Sông Hậu, dự án O Môn - Xà No đã hoàn thành, khép kín; riêng các cống ven sông Cái Bé chưa được khép kín (còn cống rạch Tà Niên, Âu thuyền Vàm Bà Lịch). Cụm U Minh Thượng các cống trên tuyến biển An Biên - An Minh và ven sông Cái Lớn chưa được đầu tư khép kín, đồng bộ nên đây là vùng nhiễm mặn hàng năm.
Mô hình lúa - tôm đạt hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương tại Vùng ĐBSCL
Từ những thực tế của các CCTTL, ngay năm 2000 - 2001, UBND tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn đưa ra chủ trương cho chuyển đổi một phần diện tích lúa hai vụ kém hiệu quả sang một vụ lúa - một vụ tôm (tôm sú) trên địa bàn hai huyện An Biên và An Minh. Đến năm 2006, tỉnh Kiên Giang đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện của các mô hình chuyển đổi có hiệu quả hay không và còn những vướng mắc gì cần tháo gỡ. Theo đó, mô hình một vụ lúa - một vụ tôm đã mang lại hiệu quả rõ rệt, hợp với lòng dân và đặc biệt rất thích ứng với biến đổi khí hậu. Kể từ đó, tỉnh Kiên Giang tăng cường công tác tuyên truyền, công nghệ, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ cho việc chuyển đổi mục đích mô hình tôm - lúa. Đến nay mô hình tôm - lúa được phát triển mạnh tại địa bàn bốn huyện vùng U Minh Thượng và một phần ven biển của các huyện Hòn Đất, Kiên Lương với tổng diện tích hơn 80.000 ha, sản lượng bình quân hàng năm đạt khoảng 40.000 tấn. Trong đó, hai huyện An Minh và An Biên chiếm đến hơn 60.000 ha.
Theo ông Mai Anh Nhịn- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, mô hình tôm - lúa không những mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với hai vụ lúa ở vũng đã chuyển đổi, mà đây là một mô hình phát triển nông nghiệp bền vững hàng chục năm trở lại đây. Nhờ có mô hình tôm - lúa mà hàng chục nghìn hộ dân đã thoát được cảnh thiệt hại nặng trong đợt hạn, mặn năm 2016.
Phân tích về mô hình tôm - lúa, ông Lê Văn Khanh- Trưởng phòng Nông nghiệp huyện An Minh cho biết: “Việc sử dụng phân, thuốc trong trồng lúa giờ đã trở thành nhận thức của người dân và hầu hết người dân hạn chế tối đa, nhiều mô hình được đưa vào thí điểm thì việc sử dụng các loại chất hóa học trong trồng lúa, nuôi tôm gần như bằng không. Trên địa bàn đang hình thành những vùng lúa sạch, tôm sạch sinh thái hoàn toàn và đem lại hiệu quả kinh tế cao”.
Mô hình tôm sạch - lúa sạch
Hiện tại An Minh có 41.736 ha đất nông nghiệp, thì diện tích tôm - lúa chiếm 39.017 ha và diện tích còn lại vùng chuyên canh nuôi tôm hoặc tôm - cỏ, năng suất bình quân đạt từ 400 đến 420kg tôm/ha. Ngoài một vụ tôm - lúa, thì vụ lúa 2017, 2018 người dân tại An Minh bắt đầu triển khai được khoảng 4.000 ha lúa thả xen canh với tôm càng xanh, cua gạch đã mang lại một khoản thu khá lớn. Với sản lượng tôm và giá ở thời điểm hiện tại, mỗi ha cho người dân tại An Minh thu về khoảng 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, như vụ lúa 2017 bình quân năng suất đạt khoảng 4.007 kg lúa khô/ha (khoảng 4,7 đến 4,8 tấn lúa tươi), một số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa với người dân giá 9.000 đồng/kg (tương đương 6.900 đồng đến 7.100 đồng/kg lúa tươi); lợi nhuận bình quân đạt từ 17 đến 25 triệu đồng/ha.
Theo ông Khanh, trước đây nhiều người dân cũng tính bài lười không chịu trồng lúa mà chỉ thả cỏ vì cho rằng năng suất lúa thấp, không hiệu quả, nhưng thực tế cho thấy những vùng nào không có lúa hay cỏ thì năng suất tôm thấp hơn hẳn. Bởi chính lúa hay cỏ, đã tạo môi trường sống cho con tôm rất tốt. Đối với vùng đất không trồng lúa, không trồng cỏ thì năng suất tôm chỉ đạt khoảng 250 kg/ha; diện tích trồng cỏ khoảng 380 kg/ha. Do đó, tại An Minh chỉ có những chỗ nào bắt buộc do mặn quá nhiều không trồng được lúa người dân đành chấp nhận trồng cỏ kèm với tôm.
Khó khăn trước bài toán thủy lợi
Dù định hướng chuyển đổi mô hình tôm - lúa ngay từ đầu, nhưng huyện An Biên lại có những bước tiến chậm hơn. Một trong những điểm chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao tại An Biên là HTX nông nghiệp Bào Trâm. Năm 2012 HTX nông nghiệp Bào Trâm được chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật mới, với 102 thành viên và 174 ha trồng lúa. Đầu năm 2015 HTX nông nghiệp Bào Trâm bắt đầu chuyển đổi 82 ha từ đất hai vụ lúa thành một vụ lúa - một vụ tôm.
Ông Lương Văn Nhâm- Giám đốc HTX Bào Trâm cho biết: “Kể từ khi chuyển dịch trên diện tích tôm - lúa đã cho năng suất, lợi nhuận mang lại cho người dân khác hẳn. Quan trọng nhất, việc chuyển đổi sang nuôi tôm đã “né” được đợt hạn, mặn vào đầu năm”. Ngay năm 2016, khi thời điểm diễn ra hạn mặn thì diện tích lúa đã mất trắng, nhưng diện tích thả tôm chỉ bị ảnh hưởng rất ít. Theo ông Nhâm, trước đây một vụ lúa lợi nhuận chỉ khoảng 10 đến 12 triệu đồng/ha, nhưng giờ có thể tăng lên gấp đôi và đặc biệt vụ tôm đem lại lợi nhuận từ 70 đến 80 triệu đồng/ha. Giá lúa được doanh nghiệp đăng ký bao tiêu cao hơn lúa hai vụ từ 1.000 đến 1.500 đồng/kg.
Ông Lương Văn Nhâm (bên phải) phân tích về tác động hiệu quả giữa
Nói về việc chuyển đổi mô hình tôm - lúa, ông Ngô Trấn Hỷ- Trưởng phòng Nông nghiệp huyện An Biên cho rằng: “Trước những thách thức của thời tiết khi hiện tượng mưa ít, mặn sâu thường xuyên diễn ra thì tôm - lúa đang là mô hình thích ứng tốt nhất với biến đổi khí hậu. Hiệu quả thấy rõ, mức thiệt hại qua những đợt thiệt tai cũng thấp hơn nhiều, nhưng để chuyển đổi hoàn toàn vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào CCTTL”.
Ở thời điểm hiện tại An Biên có tổng diện tích đất trồng lúa khoảng hơn 28.700 ha, trong đó, hơn 21.000 ha xen canh tôm - lúa. Với những hiệu quả về kinh tế thì mô hình tôm - lúa tại Kiên Giang đang được đánh giá là một trong những lựa chọn để phát triển để hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, ông Mai Anh Nhịn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Việc lựa chọn mô hình tôm - lúa là dựa trên điều kiện thực tế đầu tư, phát triển các CCTTL của từng địa phương. Nhưng để phát triển được ổn định bền vững được vẫn cần phải tập trung cho CCTTL, đảm bảo trước những biến đổi khí hậu, mặn - ngọt bất thường”. Thực tế, tại vùng U Minh Thượng thuộc Bán đảo Cà Mau hiện được chia thành năm CCTTL lớn gồm: Tây Xẻo Rô với 15 kênh chính, chiều dài 177,25km; Chắc Băng - Bạch Ngưu với sáu kênh chính dài 26km; Rừng Quốc gia U Minh Thượng với ba kênh chính, dài 105km; Bắc kênh Làng Thứ Bảy với bảy kênh chính, dài 77,5km; Nam kênh Làng Thứ Bảy với 13 kênh, dài 115,5km. Đồng thời, hệ thống đê biển dài 70 từ Xảo Rô thuộc huyện An Biên đến Tiểu Dừa huyện An Minh được đầu tư với kết cấu đê bằng đất đắp. Thực tế, trên cả tuyến đê biển này mới chỉ đầu tư xây dựng mới được cống Kim Quy, còn lại 31 cửa thông ra biển nên nước mặn xâm nhập toàn vùng. Trong đó, tỉnh Kiên Giang đang xây dựng 6 cống bằng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, 9 cống chuẩn bị thi công bằng vốn vay WB9, còn lại 16 cống vẫn đang đợi vốn. Với đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, nhưng trung bình mỗi năm tổng kinh phí dành đầu tư vào HTTL tại Kiên Giang khoảng 380 tỷ thì vốn Trung ương khoảng 200 tỷ, còn lại vốn địa phương.
Thực tế, những năm gần đây hiện tượng cực đoan của thủy triều tại Kiên Giang đã dẫn đến việc mặn, ngọt của các mùa nước không còn theo quy luật tự nhiên. Khi cần ngọt nhưng nước vẫn mặn hoặc quá mặn. Phân tích về sản xuất nông nghiệp tại Bán đảo Cà Mau, ông Nguyễn Hoàng Thăng- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Kiên Giang nói: “Đang phải phục thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Mô hình tôm - lúa bước đầu có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều bấp bênh, không ổn định và việc đầu tư vào một số dự án thủy lợi sẽ chủ động được việc kiểm soát nguồn nước, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp”.
Thiên Ân
Từ khóa:
mô hình tôm lúa mô hình nông nghiệp hệ thống thủy lợi ĐBSCL hệ thống thủy lợi cái lớn cái béÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Tổng thống Pháp Macron, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và lãnh đạo cấp cao hai nước Pháp - Việt tham dự và bấm nút khởi công Nhà máy Vắc xin và Sinh phẩm VNVC, hiện thực hóa hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin giữa hai đối tác chiến lược toàn diện.¬¬¬
Mai Thảo
(ThanhtraVietNam) - Ngày 26/5, tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC) và Tập đoàn dược phẩm Sanofi (Pháp) đã trao văn kiện thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin của Sanofi tại Nhà máy Vắc xin và Sinh phẩm VNVC, Việt Nam.
Ngọc Hương
(ThanhtraVietNam) - Hệ thống tiêm chủng VNVC công bố ra mắt và triển khai tiêm đầu tiên tại Việt Nam vắc xin phế cầu 20 (PCV20) công nghệ mới, phòng 20 chủng vi khuẩn phế cầu, chống cả những chủng độc lực cao gây bệnh nặng, dành cho người từ 18 tuổi.
Kim Ngân
(ThanhtraVietNam) - Ngày 24/5, hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu trên đường Cách mạng tháng 8, TP.HCM đã nhanh chóng sơ cứu và kịp thời phối hợp cùng bệnh viện cứu sống bệnh nhân đột quỵ trong gang tấc.
(ThanhtraVietNam) – Công an Lạng Sơn vừa khởi tố, bắt giam 12 đối tượng vi phạm quy định về kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng Nấm Ngưu Chương Chi xảy ra tại nhiều địa phương, với số tiền giao dịch hàng nghìn tỷ đồng, liên quan trực tiếp hơn 9.000 người và đề nghị người liên quan hệ thống Ame Global liên hệ cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.
Thái Minh
(ThanhtraVietNam) - Từ SoHo tráng lệ ở New York đến Ginza sầm uất giữa lòng Tokyo, thế giới đã chứng kiến những khu phố thương mại vươn mình để trở thành biểu tượng văn hóa, định hình phong cách sống và đẳng cấp đô thị. Hà Nội - trái tim kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam - cũng đang đứng trước thời khắc lịch sử hình thành biểu tượng thương mại mang tầm vóc quốc tế. Và Giảng Võ chính là cái tên được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa giấc mơ “SoHo, Ginza phiên bản Việt”.
(ThanhtraVietNam): Các shop chân đế được xem mảnh ghép quan trọng giúp vận hành cuộc sống thượng lưu tại Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội). Dòng sản phẩm này còn là tài sản đầu tư sinh lời bền vững, được ví như “gà đẻ trứng vàng” trong danh mục “phải có” của giới đầu tư.
(ThanhtraVietNam) - Hà Nội, ngày 22/5/2025 - Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác – tăng hơn 12 lần so với con số 1.200 của mùa đầu tiên, xứng danh là nơi hội tụ của trí tuệ toàn cầu.
(Thanhtravietnam.vn) - Flamingo Golden Hill được phát triển trên diện tích 6,5ha, gồm 181 căn villa, thiết kế 3,5 tầng, tối ưu công năng sử dụng. Dự án tích hợp đầy đủ tiện ích như khu thương mại, ẩm thực, bể bơi khoáng nóng, khu phố đêm, phố đi bộ cuối tuần, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, mua sắm, giải trí của cư dân và du khách.
PVTT
(Thanhtravietnam.vn) - Là thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh giải pháp tổng thể về vật liệu xây dựng xanh, thông minh tại Việt Nam, Eurowindow cung cấp các mẫu cửa tự động mở 1 cánh hiện đại, vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa tiện nghi, an toàn với người dùng.
PVTT
(ThanhtraVietNam) - Để cụ thể hóa các quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý nhà nước. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Lai Châu đồng loạt triển khai đợt thanh tra, kiểm tra quy mô lớn theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào các mặt hàng nhạy cảm như thuốc, sữa, thực phẩm chức năng và vật tư y tế, nhằm đấu tranh quyết liệt với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.
Dương Nguyễn