Tất cả chuyên mục

Phê duyệt thuyết minh Đề tài “Giám định trong hoạt động thanh tra”

Thứ sáu, 08/01/2021 - 14:26 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) – Chiều ngày 07/01/2021, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức họp phê duyệt thuyết minh Đề tài “Giám định trong hoạt động thanh tra” theo Kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2021 của Thanh tra Chính phủ. TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT - Chủ tịch Hội đồng phê duyệt thuyết minh chủ trì buổi họp.

Qua việc tiếp nhận hồ sơ tham gia đăng ký đề tài để triển khai nghiên cứu năm 2021, vấn đề  “Giám định trong hoạt động thanh tra” có 01 hồ sơ đăng ký thực hiện ở phạm vi đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài do ThS. Lê Đức Trung - Trưởng phòng Thông tin tư liệu và thư viện (TT-TL&TV), Viện CLKHTT đăng ký làm chủ nhiệm.

Theo ThS. Lê Đức Trung, giám định là hoạt động chuyên môn do chuyên gia hay một tổ chức thực hiện, nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ việc hay vụ án có tính chất phức tạp, kéo dài. Cơ quan, người có thẩm quyền được pháp luật quy định có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu thập chứng cứ và một trong những biện pháp đó là trưng cầu giám định.

Luật Thanh tra hiện hành quy định người ra quyết định thanh tra có quyền trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra, nhưng pháp luật về thanh tra lại chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các bên trưng cầu và thực hiện giám định cũng như xác định tổ chức, cá nhân thực hiện giám định. Vì vậy, việc trưng cầu giám định phục vụ cho hoạt động thanh tra gặp nhiều khó khăn. Thực tiễn thực hiện việc trưng cầu giám định làm cơ sở đánh giá, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật phát hiện trong hoạt động thanh tra hiện nay còn nhiều tồn tại, vướng mắc như: Chưa làm rõ về điều kiện, chủ thể, trình tự thủ tục, thời gian giám định, trách nhiệm của các bên trưng cầu giám định…; chưa làm rõ xung đột về kết quả giám định, giá trị pháp lý của kết luận giám định; công tác giám định trong hoạt động thanh tra chưa được nhận thức đầy đủ, thực hiện thống nhất và chưa được đề cao trong ngành Thanh tra; nhiều quy định về giám định, giám định tư pháp trong Luật Giám định tư pháp sửa đổi, bổ sung năm 2020, Luật Thanh tra năm 2010, Luật Tố cáo năm 2018, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015… chưa thống nhất, khó áp dụng, làm cản trở hiệu quả hoạt động thanh tra…

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: L.A

“Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, một trong những giải pháp quan trọng là cần nâng cao hiệu quả giám định trong hoạt động thanh tra. Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về giám định trong hoạt động thanh tra, vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giám định trong hoạt động thanh tra” là cấp thiết trong bối cảnh hiện nay” - ThS. Lê Đức Trung nhấn mạnh.

Theo Thuyết minh, đề tài dự kiến nghiên cứu những nội dung chính như sau: Cơ sở lý luận về giám định trong hoạt động thanh tra; thực trạng giám định trong hoạt động thanh tra; quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giám định trong hoạt động thanh tra.

Trong phần nhận xét, TS. Nguyễn Văn Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cho rằng: Về tính cấp thiết, vấn đề giám định trong hoạt động thanh tra còn nhiều vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn, chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này nên đây là vấn đề cần thiết để triển khai nghiên cứu. Về nội dung nghiên cứu: Phần lý luận, việc nghiên cứu về “những kinh nghiệm quốc tế về giám định trong hoạt động thanh tra” và “những yếu tố tác động đến giám định trong hoạt động thanh tra” như đề tài đưa ra là rất khó. Do đó, Ban Chủ nhiệm đề tài nên cân nhắc, điều chỉnh lại nội dung này; Phần thực trạng, ông Tuấn chia sẻ những khó khăn trong một số hoạt động thanh tra có yêu cầu sử dụng hoạt động giám định trong thời gian qua… Qua đó, Ban Chủ nhiệm đề tài có thể tham khảo để đánh giá thực trạng việc giám định trong hoạt động thanh tra. Phần giải pháp, Đề tài cần chia thành hai nhóm: Quan điểm giải pháp hoàn thiện pháp luật giám định trong hoạt động thanh tra và nâng cao hiệu quả sử dụng kết quả giám định trong hoạt động thanh tra.

Theo ThS. Văn Tiến Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ, về tính cấp thiết, đề tài cần khuôn lại cho gọn hơn về mặt pháp luật và thực tiễn được đưa ra trong Thuyết minh. Về nội dung nghiên cứu: Phần lý luận, Thuyết minh cần làm rõ ý nghĩa vai trò của giám định và các cơ sở pháp lý liên quan đến việc giám định. “Yếu tố tác động đến giám định trong hoạt động thanh tra” nên điều chỉnh lại thành “yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giám định trong hoạt động thanh tra”; Phần thực trạng, thông tin, số liệu về giám định trong hoạt động thanh tra là không nhiều, do đó, đề tài sẽ gặp khó khăn nhất định khi trong triển khai thực tiễn. Nên chăng, có thể đánh giá số liệu từ các bộ, ngành… để làm căn cứ đưa ra những nhận định cụ thể hơn. Phần giải pháp, đề tài bổ sung thêm các giải pháp cụ thể về tổ chức, trình tự, thủ tục… giám định trong hoạt động thanh tra.

Nhất trí với các ý kiến đã nêu, TS. Nguyễn Tuấn Khanh - Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT cho rằng, đề tài có tính thực tiễn cao và việc triển khai nghiên cứu đề tài là cần thiết. Tuy nhiên, về nội dung nghiên cứu, đề tài cần bổ sung cho sâu sắc thêm những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra; làm rõ thêm nội dung thẩm quyền trưng cầu giám định và việc sử dụng kết quả giám định trong hoạt động thanh tra.

Thay mặt Hội đồng, TS. Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng, Viện CL&KHTT tổng hợp lại một số nhận xét của các thành viên Hội đồng, đồng thời, đưa ra các ý kiến góp ý với tư cách là Chủ tịch Hội đồng như sau: Về tính cấp thiết, Thuyết minh cần viết cô đọng, mang tính quy nạp hơn; Về tổng quan nghiên cứu, cần bổ sung các nghiên cứu ngoài ngành Thanh tra; Về mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần sửa mục tiêu thành: “Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực tiễn công tác giám định trong hoạt động thanh tra”; bổ sung thực tiễn trưng cầu và sử dụng kết quả giám định trong hoạt động thanh tra. Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Ban Chủ nhiệm đề tài cần xác định rõ chủ thể và đối tượng là thanh tra hành chính hay thanh tra chuyên ngành.

Theo TS Nguyễn Quốc Văn, khi nghiên cứu vấn đề này, phạm vi đề tài cần mở rộng sang thanh tra chuyên ngành để có thêm nhiều số liệu phân tích các nội dung nghiên cứu. Về nội dung nghiên cứu: Phần lý luận phải làm rõ khái niệm về giám định, đặc trưng của giám định; đối tượng, nội dung, chủ thể giám định, giá trị pháp lý của giám định; giám định trong ngành và ngoài ngành, xung đột lợi ích trong giám định…; Phần thực trạng, đề tài cần mở rộng thêm, không chỉ là giám định mà cần bổ sung việc sử dụng kết quả trưng cầu giám định; Phần quan điểm và giải pháp cần chi tiết hơn trên các phương diện đã phân tích nêu trên.

Kết thúc buổi họp, với những nội dung nghiên cứu được đưa ra, Hội đồng thống nhất phê duyệt thuyết minh đề tài và đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài tiếp thu ý kiến, hoàn thiện Thuyết minh để triển khai nghiên cứu trong năm 2021-2022./.

Lan Anh

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.

PV

Đảm bảo “6 rõ” trong phân công nhiệm vụ

(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.

K. Dung

Xem thêm