Tất cả chuyên mục

Quyết liệt chống lãng phí trong mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng

Thứ sáu, 07/02/2025 - 10:47 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, giám sát; thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực ngành.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2025.

Theo đó, Thống đốc yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2025 góp phần ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cụ thể:

Một là, tập trung rà soát, xây dựng và triển khai thực hiện phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Hai là, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác góp phần ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Ba là, điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD. Tiếp tục đổi mới công tác điều hành tăng trưởng tín dụng. Dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Bốn là, triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ. Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong bối cảnh mới.

Trụ sở chính của NHNN tại Hà Nội. Ảnh: Thái Minh

Năm là, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng trên tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực.

Sáu là, tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp tại Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu của Đề án; chỉ đạo các TCTD triển khai nghiêm túc, hiệu quả Đề án đã được phê duyệt. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại và thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các TCTD yếu kém.

Bảy là, triển khai quyết liệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tám là, tập trung triển khai hoàn thành các mục tiêu của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng. Tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh TTKDTM, chuyển đổi số hoạt động ngân hàng và đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán.

Chín là, tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hệ số tín nhiệm và niêm tin của người dân.

Mười là, tiếp tục triển khai, giám sát có hiệu quả việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Chương trình, Kế hoạch, Đề án đã ban hành; tổ chức sơ kết việc thực hiện 02 Chiến lược.

Đáng chú ý, Thống đốc NHNN yêu cầu, ngành Ngân hàng phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Đồng thời, tập trung vào công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của NHNN theo Nghị quyết số 18 của Trung ương; cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu; tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, công tác phòng, chống rửa tiền…

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, chính sách tiền tệ đã góp phần kiểm soát lạm phát, giảm được mặt bằng lãi suất, trong bối cảnh lãi suất thị trường quốc tế còn cao, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ; tín dụng cả năm tăng 15,08%, bằng chỉ tiêu định hướng; cuối năm 2024, NHNN đã thông báo tăng trưởng tín dụng năm 2025 cho các TCTD.

Bên cạnh đó, NHNN và Bộ Xây dựng đã thống nhất cho phép các TCTD không tính dư nợ cho vay nhà ở xã hội vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng...

Đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng, sau những biến cố, vụ việc xảy ra, hệ thống ngân hàng đã nhận diện được nhiều vấn đề, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, đã đưa các quy định sửa đổi vào Luật TCTD sửa đổi theo hướng chủ động từ sớm, từ xa.

Công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, bảo đảm an ninh và an toàn thông tin được tăng cường.

Hệ thống ngân hàng ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp và người dân, đi đôi với thúc đẩy chuyển đổi số.

Ngô Tân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Hạn chế trong phòng, chống tham nhũng ở Xổ số kiến thiết Lạng Sơn

(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.

Minh Bạch

Yên Bái ra mắt cổng thông tin tiếp nhận phản ánh tham nhũng, tiêu cực

(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.

PV

Nỗ lực siết chặt chi tiêu, chống lãng phí mang lại hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.

PV

Tòa án Nhân dân Tối cao siết chặt quản lý đầu tư công, chống thất thoát

(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.

Pv

Không để xảy ra tình trạng lợi dụng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để tham nhũng, tiêu cực

(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.

Đình Thuyết

Chính phủ ban hành Nghị quyết về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

K. Dung

Hải Phòng: Tăng cường xử lý tham nhũng, đưa 4 dự án chậm tiến độ vào diện theo dõi đặc biệt

(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.

PV

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Hữu Anh

Hải Phòng: Nâng cao nhận thức và tăng cường giải pháp phòng ngừa trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực

(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.

PV

Yên Bái đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.

PV

Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng Tổ đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.

Minh Nguyệt

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của ngành Ngân hàng

(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Thái Minh

Xem thêm