Thứ năm, 07/11/2024 - 10:57 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Tiến độ xử lý nhà, đất dôi dư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn chậm được UBND tỉnh nhận định là do vướng mắc về thể chế, công tác quản lý nhà, đất có nơi còn lỏng lẻo, đặc biệt là do người đứng đầu còn tâm lý e ngại về thể chế, thiếu quyết liệt, chưa chủ động trong chỉ đạo xử lý.
Nhiều hạn chế, bất cập chưa được khắc phục
Nội dung sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm chỉ đạo với tinh thần quyết liệt, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn một số hạn chế, bất cập chưa được khắc phục. Cụ thể, tiến độ xử lý nhà, đất dôi dư theo các hình thức “Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, “Điều chuyển”, “Thu hồi” theo phương án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều công trình, trụ sở dôi dư sau sắp xếp còn đang bỏ trống, xuống cấp, hoang phế do bảo quản kém, gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị.
Hơn nữa, công tác quản lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị có lúc, có nơi còn lỏng lẻo. Điển hình là tình trạng thiếu hồ sơ nhà, đất, hồ sơ thiếu thông tin hoặc chưa được cập nhật, bổ sung thông tin trong quá trình quản lý, có nơi trong sổ sách và thực tế còn chênh lệch số liệu về diện tích, vị trí; một số cơ sở nhà, đất đang bị tổ chức, cá nhân khác lấn chiếm đất công; một số đơn vị cho thuê, mượn, sử dụng tài sản công không đúng quy định của pháp luật...
UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, tiến độ xử lý nhà, đất dôi dư chậm có nguyên nhân khách quan do vướng mắc về thể chế, như một số quy định của pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất mới được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung (Luật Đất đai năm 2024, Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024; Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024) hoặc đang chờ sửa đổi, bổ sung quy định.
Song UBND tỉnh Thanh Hóa thẳng thắn nhìn nhận, nguyên nhân chủ yếu là do một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác xử lý nhà, đất dôi dư. Đáng nói, người đứng đầu còn tâm lý e ngại về thể chế, thiếu quyết liệt, chưa chủ động trong chỉ đạo xử lý nhà, đất dôi dư trên địa bàn quản lý; một số địa phương chậm lập, trình duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, làm cho việc xử lý nhà, đất dôi dư chưa thể thực hiện được do không phù hợp với quy hoạch.
UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện tình trạng “cho thuê”, “cho mượn” đất công không đúng quy định. (Ảnh: ITN)
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, giám sát
Để công tác quản lý, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, tại Văn bản số 16098/UBND-KTTC về tăng cường công tác quản lý, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao các sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Xây dựng, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ quy định hiện hành chủ động hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc xử lý các cơ sở nhà, đất dôi dư sau khi sắp xếp lại, đảm bảo theo quy định và tiến độ thời gian yêu cầu; tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết các đề xuất xử lý tài sản công dôi dư của địa phương, đơn vị, đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
Đồng thời, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành, đơn vị liên quan, khẩn trương thực hiện trình tự, thủ tục, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định chấm dứt hiệu lực của Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 26/6/2020 và Quyết định số 03/2022/QĐ-UBND ngày 26/01/2022 của UBND tỉnh quy định về bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thanh Hóa theo hình thức đấu giá.
Đáng chú ý, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát tất cả các khu đất, công trình có nguồn gốc của hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập đã giải thể, sau sáp nhập và các doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa nhưng doanh nghiệp chưa đưa vào báo cáo hiện trạng quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc cố tình bỏ sót, để ngoài sổ sách, báo cáo; việc chuyển sở hữu, “tư nhân hóa ngầm” đất công thông qua việc chuyển từ hợp đồng hợp tác kinh doanh theo tỷ lệ góp vốn và phân chia lãi lỗ, thành chuyển nhượng luôn khu đất sang tư nhân theo “quy trình tắt”, không công khai và không đấu giá.
Theo đó, xử lý nghiêm theo thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không làm thất thoát ngân sách nhà nước hoặc tham mưu đề xuất, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh biện pháp xử lý.
Mặt khác, kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện tình trạng “cho thuê”, “cho mượn” đất công không đúng quy định (nếu có); tăng cường giám sát, kiểm tra việc sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, bảo đảm tuân thủ đúng phương án sử dụng đất đã được phê duyệt trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tăng cường quản lý tài sản công là nhà, đất thuộc phạm vi quản lý. Trong đó, tổ chức thực hiện rà soát, kiểm tra, trích đo diện tích đất công ích, đất công là lòng ao, hồ, bãi bồi, đất đã giao hoặc tạm giao cho các tổ chức đoàn thể của địa phương, các hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sử dụng, thuê mướn; rà soát hồ sơ quản lý nhà, đất dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Ngoài ra, kiểm tra các tài sản công đã cho thuê, kinh doanh; liên doanh, liên kết.
Riêng UBND các thành phố, thị xã: Thanh Hóa, Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Nghi Sơn tổ chức rà soát cơ sở nhà, đất của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc ngành dọc của Bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn. Trường hợp không có nhu cầu sử dụng toàn bộ nhà, đất hoặc chỉ cần sử dụng một phần diện tích đất thì tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định./.
Hoàng Minh
Từ khóa:
thanh hóa ubnd tỉnh thanh hóa thanh hóa chỉ đạo xử lý nhà đất trên địa bàn thanh hóa xử lý nhà đất dôi dư hạn chế trong xử lý nhà đất dôi dư tại thanh hóa thiếu quyết liệt trong xử lý nhà đấtÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh