Thứ năm, 06/06/2024 - 17:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Chiều 6/6, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh được Quốc hội bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 15, nhiệm kỳ 2021-2026.
Tân Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Chinhphu.vn
Sáng 6/6, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình về nhân sự giới thiệu để Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều 6/6, Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại Đoàn và kết quả phiếu xin ý kiến về việc bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026.
Quốc hội tiến hành bỏ phiếu kín bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với bà Nguyễn Thị Thanh.
Tại phiên họp, Quốc hội nghe Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với bà Nguyễn Thị Thanh.
Sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với bà Nguyễn Thị Thanh bằng hình thức biểu quyết điện tử.
Kết quả như sau: có 467 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.89% tổng số ĐBQH), trong đó có 465 đại biểu tán thành (bằng 95.48% tổng số đại biểu Quốc hội), có 01 đại biểu không tán thành (bằng 0.21% tổng số đại biểu Quốc hội); có 01 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.21% tổng số đại biểu Quốc hội).
Tóm tắt tiểu sử tân Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh:
- Bà Nguyễn Thị Thanh sinh ngày 10 tháng 2 năm 1967
- Quê quán: Xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
- Thành phần gia đình xuất thân: Bần nông
- Nghề nghiệp bản thân trước khi được tuyển dụng: Sinh viên Trường Đoàn Trung ương
- Ngày được tuyển dụng: Ngày 01/11/1988
- Ngày vào Đảng: Ngày 05/9/1988; Ngày chính thức: Ngày 05/9/1989
- Trình độ đào tạo
+ Giáo dục phổ thông: 12/12
+ Học hàm, học vị cao nhất: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
+ Trình độ Lý luận chính trị: Cử nhân chính trị
- Khen thưởng: Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba
- Nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Ban Tổ chức Trung ương; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình; Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình
- Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh
- Huân chương Đại đoàn kết dân tộc; Huy chương vì thế hệ trẻ, Huy chương vì sự nghiệp dân vận và nhiều huy chương của các ngành, đoàn thể khác.
- Kỷ luật: Không
- Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI
- Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII
- Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV, XV
Tóm tắt quá trình công tác của tân Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh
- Từ 11/1988 đến 5/1992: Cán bộ chuyên trách, Ủy viên Ban Thường vụ Thị đoàn Ninh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã
- Từ 15/5/1992 đến 10/1992: Phó Văn phòng Tỉnh đoàn Ninh Bình
- Từ 10/10/1992 đến 11/1993: Thường vụ Tỉnh đoàn, Trưởng Ban Phong trào thanh niên Tỉnh đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ủy viên Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh
- Từ 12/1993 đến 7/1996: Thường vụ Tỉnh đoàn, Chánh Văn phòng Tỉnh đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh
- Từ 8/1996 đến 2/2000: Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Đồng đội tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh
- Từ 3/2000 đến 14/7/2005: Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
- Từ 15/7/2005 đến 1/2006: Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy
- Từ 10/1/2006 đến 15/7/2007: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh
- Từ 16/7/2007 đến 8/2009: Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh
- Từ 9/2009 đến 12/2010: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh
- Từ 1/2011 đến 22/7/2011: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa – xã hội HĐND tỉnh
- Từ 21/7/2011 đến 8/1/2012: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Ninh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy
- Từ 9/1/2012 đến 4/8/2013: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Ninh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Yên Khánh
- Từ 5/8/2013 đến 26/01/2016: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình
- Từ 27/1/2016 đến 14/4/2020: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình
- Từ 15/4/2020 đến tháng 4/2021: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình
- Từ tháng 5/2021 đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu Việt Nam - Hàn Quốc; Phó Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam; thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương
Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, được Quốc hội tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.
PV (TH)
Từ khóa:
phó chủ tịch Quốc hội phó chủ tịch quốc hội nguyễn thị thanh trưởng ban công tác đại biểu Quốc hộiÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.
K. Dung (TH)
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.
Nguyễn Hoàng
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.
K. Dung