Tất cả chuyên mục

Chuyện của những người "luyện khuyển"

Thứ tư, 03/04/2013 - 06:16 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) - Cho ăn, tập luyện, tắm, ngủ… và đi chơi với những chú “khuyển” là công việc hàng ngày của mỗi huấn luyện viên (HLV) chó nghiệp vụ khi lựa chọn theo nghề. Nếu mới nghe qua có lẽ ai cũng nghĩ đây là công việc đơn giản, dễ làm nhưng khi tìm hiểu về công việc này mới có thể cảm nhận được sự kiên trì, vượt khó và tình yêu nghề của các HLV.

Làm thầy

Ngày còn nhỏ hay theo bố đến đơn vị nên mơ ước của Trần Ngọc Hiếu là được trở thành một chiến sỹ Công an huấn luyện chó nghiệp vụ. Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Cảnh sát vũ trang, năm 2008, Thiếu úy Hiếu về nhận công tác tại Cục C69. “Cứ nghĩ tới làm Công an là nhiều người hình dung phải trực tiếp chiến đấu chống tội phạm, bởi vậy, đã có lúc, bạn bè thường trêu và nói họ cảm thấy ái ngại khi tôi phải nhận công tác tại Cục C69, suốt ngày chỉ quanh quẩn bên con vật nuôi là chó, thế nhưng với tôi, công việc đó thực sự là một đam mê ngay từ nhỏ. Có say nghề này mới hiểu nỗi gian truân, vất vả khi huấn luyện một con chó và đón nhận từng chiến công của chú chó mình tham gia trong các mặt trận công tác…”, Thiếu úy Hiếu chia sẻ.

Nhiệm vụ chính của Thiếu úy Trần Ngọc Hiếu là huấn luyện những chú chó tinh khôn giám biệt nguồn hơi. Thế nhưng, để giúp chú chó tốt nghiệp khóa huấn luyện 6 tháng và tham gia các chuyên án thì việc đầu tiên của Thiếu úy Hiếu là làm quen, thân thiện và hiểu tính khí của các chú cảnh khuyển. Đều đặn hằng ngày, Thiếu úy Hiếu vệ sinh chuồng, cho ăn, tắm rửa, chải lông, dẫn đi chơi… chú chó mà anh huấn luyện. Mỗi con chó lại có xuất xứ khác nhau nên việc chăm sóc, huấn luyện cũng khác nhau.

Trước khi huấn luyện chú chó Jonh bây giờ, Thiếu úy Hiếu đã từng huấn luyện 2 chú chó là Back và Ly. “Back là con chó nhập từ Đức về. Vì vậy mà khi về Việt Nam, Back đã bị “stress” khí hậu dẫn đến bị ốm và viêm phổi truyền nhiễm. Còn Ly lại là con chó nội địa, mới trưởng thành nên rất nghịch ngợm. Có những lúc vừa đến cổng chuồng thì nó đã chạy ra nhảy chồm lên người mình với đầy chất bẩn trên người. Mặc dù rất bực mình nhưng mình lại không thể quát mắng hay đánh Ly được mà lại thể hiện sự thân thiết, gần gũi với nó”.

Thân thiết, hiểu tính khí của những chú cảnh khuyển, Thiếu úy Hiếu còn đảm nhận vai trò của một bác sỹ thú y tận tụy chăm sóc khi các chú cảnh khuyển ốm. “Chỉ cần nhìn phân của chúng là tôi cũng có thể hiểu được chúng đang bị bệnh gì…”, Thiếu úy Hiếu cho biết. Điều đáng ngại nhất khi chăm sóc, huấn luyện chó không phải những chú chó này không nghe lời mà chính là dịch bệnh. Nhiều chú chó đang được nuôi dạy, huấn luyện ở trung tâm được nhập từ nước ngoài, chưa thích nghi được thời tiết nên dễ mắc phải bệnh viêm phổi truyền nhiễm, bệnh care (bệnh về gan)… “Những lúc đưa chó đi khám bệnh, tôi phải ở cạnh bên như người thân để giúp bác sỹ lấy ven, truyền nước, cho uống thuốc… Có những chú chó phải theo phác đồ điều trị hàng tuần thậm chí hàng tháng cũng không qua khỏi do bị “stress” khí hậu”.

Tại đơn vị, chúng tôi còn có dịp trò chuyện với Thượng sỹ Từ Hùng, cán bộ Phòng Kiểm tra địa phương. Anh đảm nhận công việc huấn luyện chó bảo vệ truy vết. Thượng sỹ Hùng kể: “Sau khi tốt nghiệp Trung học Cảnh sát nhân dân, được sự điều động của lãnh đạo, mình đã vui vẻ về nhận công tác tại Cục”. Sau khi học xong khóa huấn luyện 6 tháng về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ, Thượng sỹ Hùng đã dần làm quen, yêu quý công việc của mình. Qua tiếp xúc, người huấn luyện phải nắm được chú chó thuộc loại thần kinh nào để từ đó có phương pháp thích hợp.

Một điều mà các huấn luyện viên phải luôn ghi nhớ đó là dù bực mình thế nào cũng không được đánh chó. Bởi lẽ, nếu đánh chúng sẽ khiến chúng sợ mình. Nếu muốn xử phạt, chỉ có thể giật dây cương ở cổ con chó khiến chúng cảm thấy đau. Khi chiếc dây cương ở cổ con chó được tháo ra cũng là lúc chúng đã hoàn thành xong được khóa huấn luyện. Niềm đam mê lớn nhất của người Thượng sỹ trẻ ấy chính là chăm sóc, huấn luyện những chú cảnh khuyển. Khi những chúng hoàn thành khóa huấn luyện đạt điểm số cao cũng là lúc mà Thượng sỹ Từ Hùng cảm thấy vui nhất.Huấn luyện chó nghiệp vụ. Ảnh: Internet

Làm “mồi”

Trong nghề huấn luyện chó nghiệp vụ, có một đội quân đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ “chọc cho chó cắn”. Có nơi gọi đội ngũ này bằng cái tên đượm chất quân sự là “quân xanh”, tức đồng đội nhưng giả đóng vai trò đối thủ trong lúc tập luyện hoặc diễn tập. Cũng có nơi gọi bằng ngôn ngữ bình dân dễ hiểu là “mồi”. Người viết xin tạm dùng từ “quân xanh” nhưng cho dù tên gọi là gì đi chăng nữa, thì nhiệm vụ của họ vẫn là: làm mục tiêu cho những chú khuyển hung hăng nhào tới cào xé, giằng co.

Có gia đình bỏ cả tiền triệu mua một chú bec-giê, giống chó nổi tiếng khắp toàn cầu đàng hoàng, nhưng đến khi chú tròn 1 tuổi, gia chủ mong ước một lần nghe tiếng “gâu…gâu”, một lần thấy chó yêu nhe răng gầm gừ nhưng đành thất vọng. Chú thấy người lạ cũng như người quen, kẻ tốt cũng như kẻ trộm. Mặc kệ, chú “im thin thít”. Thế là phải gửi chú vào trường, nơi đó, có các thầy tập cho chú tìm lại bản năng của loài chó.

Vào trường, những chú “chó câm” được ăn, ngủ, thân cận bên cạnh những anh chó, chị chó “lắm lời”. Sau một thời gian, đội quân xanh vào cuộc. Họ đứng từ xa, tay cầm cây, gậy gộc xua lên loạn xạ cốt để khơi dậy bản năng thú tính tiềm ẩn hàng triệu năm của loài chó.

Dù “hiền lành” đến cỡ nào nhưng bị khích bác cỡ đó thì “chó câm” cũng phải lên tiếng, rồi xồng xộc xông vào quân xanh cào xé cho hả giận. Còn người làm quân xanh giẫy giụa, giằng, giựt mục đích làm tăng thêm tính hung hãn của loài chó.

“Chiếc xe gắn máy đắt tiền được dựng hờ hững cạnh lùm cây, một tên trộm tay cầm rựa lầm lũi bước tới gần rồi dắt xe đi. Chú chó bẹc-giê bất ngờ lao vào. Cú vồ từ trên xuống của khối thịt nặng gần 45kg khiến tên trộm ngã chúi nhũi.

Không để đối thủ kịp phản ứng, chó lăn xả cắn vào tay tên trộm, giật qua giật lại cho đến khi hắn nằm bất động, im ru”. Đó là bài tập về tình huống bảo vệ tài sản cho thân chủ của Công ty huấn luyện chó PDS (Q. Phú Nhuận).

Mạnh Hải, “quân xanh” đóng vai tên trộm trong tình huống giả định trên giơ bàn tay bám đầy đất quệt lên khuôn mặt nhễ nhãi mồ hôi khi bài tập vừa kết thúc. “Nghề nào cũng có cái cực riêng. Đối với nghề huấn luyện chó, phải yêu nghề và yêu những con vật khôn ngoan, có nghĩa này mới bám trụ với nghề được dẫu biết hiểm nguy luôn chực chờ” – Hải tâm sự.

Giơ ra hai cánh tay chằng chịt vết răng chó, có vết còn rớm máu, Xuân Toàn ví nôm na về nghề của mình là nghề: “làm thân cho chó nó cắn”. “Với tụi em, chuyện bị cẩu xực là chuyện thường ngày” – Toàn bộc bạch.

Vì nghề làm mục tiêu cho chó tấn công rất nguy hiểm nên không phải ai cũng có thể đảm đương và trụ được. Anh Thành, người có thâm niên hơn 10 năm huấn luyện chó cho biết, phải là người có “thần kinh thép”, biết vượt qua được nỗi sợ hãi chứ nếu không, sơ sẩy một chút là mất mạng như chơi.

Khi đã chấp nhận vào nghề, người làm “quân xanh” sẽ được các đồng nghiệp kỳ cựu hướng dẫn cho một số kỹ năng cơ bản như: đỡ, né, giả chết… Thế nhưng muốn thành thục thì đều phải trải qua thực tế trên sân tập. Những bài học kinh nghiệm ấy có khi phải trả bằng máu và nước mắt.

Trong những lúc tập cho chó tấn công, nhất là trong bài học hai con chó cùng cắn phối hợp, người làm quân xanh rất dễ gặp phải tai nạn nghề nghiệp. Mặc dù, chó được bịt rọ mõm nhưng có nhưng con quá hung hãn đã được rọ, báo hại “quân xanh” lãnh ngay những vết cắn nhớ đời.

Thu Hiền

dotuanh

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.

PV

Đảm bảo “6 rõ” trong phân công nhiệm vụ

(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.

K. Dung

Xem thêm