Tất cả chuyên mục

Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Thứ hai, 23/09/2024 - 08:30 (GMT+7)

Ngày 22/9/2024, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ

Phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres khẳng định thế giới đang trong giai đoạn chuyển mình và Hội nghị Thượng đỉnh lần này là thời khắc quan trọng để đề ra những biện pháp mang tính đột phá cho những vấn đề đang dần vượt ngoài khả năng giải quyết hiện nay như xung đột, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh...Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Philemon Yang nhấn mạnh, trong thách thức, tiềm ẩn nhiều cơ hội để cải tiến, cải tổ và củng cố mạnh mẽ hơn nữa hợp tác toàn cầu vì lợi ích chung của nhân loại và kêu gọi các quốc gia cùng đoàn kết vì một tương lai thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai được đánh giá là cơ hội “duy nhất trong thế hệ này” để cộng đồng quốc tế thống nhất về tầm nhìn và cách thức kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Tại Hội nghị, các đại biểu đều nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy cải tổ mạnh mẽ, toàn diện các thể chế đa phương, tăng cường vai trò và tiếng nói của các nước đang phát triển trong các thể chế tài chính toàn cầu, góp phần huy động đủ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển nhanh chóng, các đại biểu kêu gọi sớm xây dựng nền móng cho một khuôn khổ quản trị toàn cầu mới đối với các công nghệ mới nổi, trong đó có trí tuệ nhân tạo.

Phát biểu tại phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng trí tuệ con người đã giúp thay đổi thế giới và cuộc sống con người, song cũng chính con người là tác nhân gây ra nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sự suy kiệt tài nguyên hay chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt... Nhấn mạnh những lựa chọn ở hiện tại sẽ định hình tương lai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng mục tiêu phát triển bền vững của thế giới và lợi ích của con người phải được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu cao nhất. Theo đó, thành tựu khoa học, công nghệ phải phục vụ tiến bộ xã hội, hướng về con người, giải phóng con người, phát triển con người toàn diện, không ngừng cải thiện đời sống, bảo đảm lợi ích và hạnh phúc của nhân loại và vì thế hệ tương lai, tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, văn minh, nâng cao chất lượng sống người dân, xóa đói giảm nghèo, cũng như cần thúc đẩy hợp tác, không được biến thành công cụ để chống lại các quốc gia, đi ngược lại khát vọng hoà bình, phát triển, công bằng và công lý của các dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị

Để làm được điều đó trong giai đoạn mang tính bước ngoặt này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi cần tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc; giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; tăng cường đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu trong các lĩnh vực phục vụ con người như y học, giáo dục đào tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và các giải pháp để phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh các nước, nhất là các nước lớn, cần hành xử có trách nhiệm, chia sẻ các thành tựu chung về nghiên cứu khoa học – công nghệ để cùng phát triển; ủng hộ vai trò trung tâm và đi đầu của Liên hợp quốc, cùng với các tổ chức khu vực, gồm có ASEAN, trong thúc đẩy hợp tác và ứng phó với các thách thức toàn cầu và tận dụng những cơ hội có được từ tiến bộ khoa học công nghệ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định nhân loại đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới tốt đẹp hơn, vì sự phát triển tiến bộ, công bằng xã hội, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của người dân khi tất cả cùng thống nhất nhận thức, cùng hành động, cùng nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hiệu quả và khẳng định cam kết Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, hiệu quả vào các nỗ lực chung nhằm xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bình đẳng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân loại.

Nhân dịp này, Hội nghị cũng đã nhất trí thông qua Văn kiện vì tương lai, Văn kiện số toàn cầu và Tuyên bố về các thế hệ tương lai. Các văn kiện này có nội dung toàn diện, đề ra những hành động, mục tiêu tham vọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác tại Liên hợp quốc. Một số ưu tiên cụ thể trong các Văn kiện bao gồm tăng cường đầu tư, huy động nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, thiết lập các khuôn khổ, nguyên tắc mang tính nền tảng để thúc đẩy hợp tác số và đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi và củng cố các thể chế Liên hợp quốc và các thể chế tài chính quốc tế, để kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai là sáng kiến do Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đưa ra tại Báo cáo “Chương trình nghị sự Chung của Chúng ta”(đưa ra từ năm 2021), nhằm thúc đẩy thảo luận và hợp tác, xây dựng các giải pháp sáng tạo để giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển khoa học – công nghệ, công bằng và tiến bộ xã hội và tăng cường hiệu quả của quản trị toàn cầu.

Theo dangcongsan.vn

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.

PV

Đảm bảo “6 rõ” trong phân công nhiệm vụ

(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.

K. Dung

Xem thêm