Tất cả chuyên mục

Đề xuất tổ chức 4 cấp trong hệ thống VKSND

Chủ nhật, 16/03/2014 - 14:26 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) – Thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật, vừa qua tại Phiên họp 26, UBTVQH đã xem xét và cho ý kiến về Dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát (VKSND) sửa đổi.

Theo tổng kết của VKSND tối cao, qua thực tiễn 10 năm thi hành Luật tổ chức VKSND năm 2002 và các Pháp lệnh, bên cạnh những kết quả tích cực cũng nổi lên một số vấn đề vướng mắc, bất cập. 10 năm qua, Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của VKSND như Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi năm 2011), Luật tố tụng hành chính năm 2010, Luật thi hành án hình sự năm 2010, Luật thi hành án dân sự năm 2008, Luật tương trợ tư pháp năm 2007, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009…Vì vậy, các quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2002 và Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002 về các lĩnh vực công tác thực hiện chức năng của VKSND đã không còn phù hợp, không bao quát hết các nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong điều kiện mới; nhiều quy định còn mâu thuẫn với quy định của các bộ luật, luật nêu trên. Luật tổ chức VKSND năm 2002 và các Pháp lệnh chưa quy định các cơ chế để bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện được đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm; chưa quy định biện pháp xử lý trong trường hợp Viện kiểm sát đề ra yêu cầu, kiến nghị mà các chủ thể có liên quan không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, dẫn đến hiệu quả của kiểm soát quyền lực và thực thi quyền lực còn hạn chế.Luật cũng chưa bao quát hết các vấn đề về tổ chức bộ máy và cán bộ của Viện kiểm sát; quy định về nhiệm kỳ của Kiểm sát viên không còn phù hợp với tính chất của chức danh tư pháp này, tạo ra nhiều khó khăn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm Kiểm sát viên; quy định về những điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Viện kiểm sát nói chung, Kiểm sát viên, Điều tra viên ngành Kiểm sát nói riêng chưa cụ thể và chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện.Về kỹ thuật lập pháp, vấn đề tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát được quy định ở nhiều văn bản nên còn tản mạn. Kết cấu của Luật tổ chức VKSND năm 2002 còn chưa hợp lý, chưa cân đối giữa quy định về chức năng, nhiệm vụ với quy định về tổ chức bộ máy và cán bộ của Viện kiểm sát.Yêu cầu hoàn thiện Luật tổ chức VKSND còn xuất phát từ đòi hỏi tăng cường hiệu lực, hiệu quả của VKSND trong hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong đó, Luật phải bảo đảm cho VKSND có vai trò, vị thế tương đồng với Viện công tố/Viện kiểm sát các nước trên thế giới trong quan hệ này. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền của VKSND trong lĩnh vực hình sự, dân sự và lĩnh vực khác cũng phải tiệm cận dần đến những giá trị chung mà pháp luật các nước trên thế giới đã thừa nhận và khẳng định, đó là thẩm quyền điều tra phục vụ công tố, vai trò bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự hay sự tham gia của Viện công tố/Viện kiểm sát vào các quan hệ dân sự để bảo vệ lợi ích nhà nước, người yếu thế…Yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế cũng đặt ra cho Luật tổ chức VKSND nhiệm vụ bảo đảm số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên có thể đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ mới.VKSND thực hiện quyền công tố - Ảnh minh hoạ.Từ những bất cập trên, Dự thảo 1 Luật tổ chức VKSND được Cơ quan soạn thảo xây dựng gồm: 07 chương, 13 mục, 110 điều. So với Luật tổ chức VKSND năm 2002, Dự thảo giảm 04 chương, nhưng tăng thêm 60 điều luật (trong đó, sửa đổi 78 điều, bổ sung 32 điều mới, không có điều nào được giữ nguyên).Về tổ chức của VKSND điểm đáng chú ý là So với quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2002, Dự thảo Luật có những sửa đổi quy định về hệ thống VKSND gồm 4 cấp với tên gọi của VKSND các cấp như Kết luận số 79-KL/TW đã chỉ rõ. Riêng đối với VKSND cấp thứ tư, bên cạnh phương án VKSND khu vực, dự thảo Luật đã dự phòng phương án là “các VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương”, chờ kết luận chính thức cuối cùng của Bộ Chính trị về việc tổ chức cấp kiểm sát này; Sửa đổi quy định về cơ cấu tổ chức của VKSND tối cao và VKSND cấp tỉnh để bao quát được toàn bộ các loại hình đơn vị ở các cấp Viện kiểm sát này.Bổ sung các quy định về cơ cấu tổ chức của VKSND cấp cao, Uỷ ban kiểm sát bảo đảm tương đồng với các cấp Viện kiểm sát khác. VKSND cấp cao chỉ có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao. Vì vậy, các đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử trong VKSND cấp cao được tổ chức thành các“viện” để bảo đảm tương ứng với các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp cao.Đối với VKSQS (Viện kiểm sát quân sự) Dự thảo bổ sung quy định về chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong Quân đội, còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng VKSND tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vì Viện kiểm sát quân sự, ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, còn thực hiện những nhiệm vụ khác của Bộ Quốc phòng với tư cách một cơ quan, đơn vị Quân đội. Bổ sung quy định về nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát quân sự như sau “Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự chỉ tuân theo pháp luật và không phụ thuộc người chỉ huy của các cơ quan, đơn vị quân đội” nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự với người chỉ huy các cơ quan, đơn vị quân đội, với tư cách là người đứng đầu cơ quan hành chính trong Quân đội, tránh sự can thiệp dưới danh nghĩa lấy nguyên tắc chỉ huy, mệnh lệnh của Quân đội mà các Kiểm sát viên VKSQS phải tuân theo với tư cách là sĩ quan Quân đội.Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của VKSND và cán bộ của VKSND như biên chế, số lượng và cơ cấu kiểm sát viên, điều tra viên, viên chức và nhân viên; kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất; chế độ tiền lương, phụ cấp, trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên, Trợ lý điều tra; chế độ đào tạo, bồi dưỡng; chế độ đối với người nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong ngành KSND; khen thưởng và xử lý vi phạm./.

Quang Vững

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.

PV

Đảm bảo “6 rõ” trong phân công nhiệm vụ

(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.

K. Dung

Xem thêm