Tất cả chuyên mục

Đưa quan hệ Việt Nam – Indonesia lên một tầm cao mới

Thứ năm, 04/04/2013 - 15:33 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) - “Hợp tác Việt Nam và Indonesia có nhiều tiềm năng để phát triển, nhiều thế mạnh có thể bổ sung cho nhau, vì vậy Chính phủ hai nước đã chỉ đạo là đưa quan hệ Việt Nam – Indonesia lên một tầm cao mới, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, khuyến khích hợp tác giữa 2 khu vực kinh tế tư nhân của 2 nước”.

Ông Đặng Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tại Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Indonesia được tổ chức ở Hà Nội vào ngày 4/4.

Các nhà đầu tư Indonesia đã đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam quý I-2013 đã có những kết quả bước đầu và chuyển biến tích cực. Các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2013 ước tính tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2012, cao hơn mức tăng 4,75% của quý I/2012. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Ba ước tính đạt 11 tỷ USB, tăng 53,9% so với tháng trước và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2013, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 29,7% USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2013 giảm 0,19% so với tháng trước và đây là tháng Ba có chỉ số giá giảm kể từ sau năm 2009. Mặc dù một số cân đối vĩ mô có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn kho vẫn còn cao, tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết. Trước tình hình đó, ngày 07 tháng 01 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoách phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhằm thực tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội cả năm.

Về đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 3/2013, tổng vốn đầu tư FDI tại Việt Nam đạt 214,4 tỷ USD với 14716 dự án còn hiệu lực. 3 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã cấp mới 191 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,927 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2012 và 71 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,1 tỷ USD, tăng hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2012. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 2,7 tỷ USD, tăng 7,1% với cùng kỳ năm 2012. Một điểm đáng lưu ý là trong quý I/2013, Việt Nam đã thu hút một số dự án lớn trong lĩnh vực dầu khí, chế tạo, điện – điện tử và cơ sở hạ tầng như: Dự án Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử; Dự án khu phức hợp VSIP Hòa Bình – Bình Dương để đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành khu dân cư phức hợp cùng hệ thống hạ tầng đồng bộ oàn chỉnh để bá và cho thuê với tổng vốn đầu tư 199,6 triệu USD…

Ông Đặng Xuân Quang khẳng định, Indonexia là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Các nhà đầu tư Indonexia đã có mặt tại Việt Nam từ rất sớm khi Việt Nam mở cửa thị trường từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tính đến tháng 3/2011, Indonesia đứng thứ 27 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 34 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 285,1 triệu USD. Indonesia đã đầu tư vào 11 trên tổng số 21 ngành theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 16 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 112,17 triệu USD (chiếm 39,34% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 01 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 65,89 triệu USD (chiếm 23,11% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội có 1 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 52,6 triệu USD (chiếm 18,45% tổng vốn đầu tư). Theo đánh giá, các dự án của các nhà đầu tư Indonesia đã đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có 7 dự án đầu tư đang triển khai tại Indonesia với tổng vốn đầu tư 106,7 triệu USD tập trung chủ yếu vào các dự án khai khoáng, dầu khí và truyền thông…của các Tập đoàn lớn của Việt Nam như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty truyền thông VTC…

Việt Nam và Indonesia đều là quốc gia thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng ASEAN

Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, Chính phủ Việt Nam đã xác định những vấn đề quan trọng cần giải quyết ngay là: cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thông qua các nhóm giải pháp về tái cơ cấu (đầu tư công, thị trường tài chính, doanh nghiệp nhà nước); tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá (cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực & cải cách thủ tục hành chính); tháo gỡ các nút nghẽn của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài; hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách. Trong đó, Việt Nam dự kiến sẽ có những sửa đổi, bổ sung quan trọng theo hướng minh bạch, thống nhất giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các Luật chuyên ngành khác để trình quốc hội phê duyệt vào năm 2013.

Phó Cục trưởng cho hay, hiện nay, theo pháp luật đầu tư của Việt Nam, các lĩnh vực ưu đãi đầu tư bao gồm một số lĩnh vực như: sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao; nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản; sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; sử dụng nhiều lao động; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án quan trọng; phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, thể dục và thể thao; phát triển ngành nghề truyền thống; một số lĩnh vực khác (kết nối Internet, vận tải công cộng, tư vấn luật, hóa chất cơ bản, giấy, dệt, da). Đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư thì có ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp theo các mức 10%, 20% và miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của dự án, miễn giảm tiền thuê đất.

Việt NamIndonesia đều là quốc gia thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng ASEAN. Về hợp tác đầu tư, chúng ta đã thông qua Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và có hiệu lực ngày 29/3/2012. Đây có thể được xem là bước ngoặt quan trọng trong hợp tác đầu tư giữa các quốc gia ASEAN nói chung và hợp tác Việt NamIndonesia nói riêng. Hợp tác Việt Nam và Indonesi có nhiều tiềm năng để phát triển, nhiều thế mạnh có thể bổ sung cho nhau, vì vậy Chính phủ hai nước đã chỉ đạo là đưa quan hệ Việt Nam – Indonesia lên một tầm cao mới, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, khuyến khích hợp tác giữa 2 khu vực kinh tế tư nhân của 2 nước.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, Cục đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ đầu tư, kinh doanh giữa hai nước, thiết lập các kênh trao đổi thông tin thường xuyên giữa các cơ quan quản lý, xúc tiến đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Ông Đặng Xuân Quang hy vọng rằng, sau diễn đàn, hai nước sẽ có những trao đổi và đề ra được những giải pháp cụ thể hơn nhằm cụ thể hóa quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước./.

Nhất Anh - Thái Minh

ngodangtan

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.

PV

Đảm bảo “6 rõ” trong phân công nhiệm vụ

(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.

K. Dung

Xem thêm