Thứ năm, 23/02/2017 - 12:55 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - "Ngành Nội chính Đảng trong năm 2017 cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo, ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ."
Trên đây là nhấn mạnh của đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2016, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017 và quán triệt Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị.
Năm 2016, Ngành Nội chính Đảng đã thực hiện khá tốt việc tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và các tỉnh ủy, thành ủy ban hành nhiều chủ trương, giải pháp về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng (PCTN), cũng như lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về nội chính và PCTN.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy cũng đã tham mưu, đề xuất các cấp ủy xây dựng, ban hành 1.736 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về nội chính và PCTN. Có nhiều tỉnh ủy, thành ủy đã vận dụng, cụ thể hóa các Nghị quyết, chủ trương của Trung ương thành các chương trình, đề án để lãnh đạo, chỉ đạo công tác này ở địa phương bước đầu đem lại hiệu quả.
Năm 2016, lãnh đạo và các đơn vị của Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức 37 cuộc làm việc với các Bộ, ngành, và 113 cuộc làm việc với các tỉnh, thành phố để khảo sát, nắm tình hình, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về nội chính và PCTN; qua đó đã kiến nghị, trao đổi, góp ý với các Bộ, ngành, địa phương các giải pháp giúp thúc đẩy việc chấp hành và thực hiện tốt lĩnh vực công tác này; xây dựng 29 báo cáo, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương với nhiều nội dung quan trọng về lĩnh vực nội chính và PCTN.
Ban Nội chính Trung ương đã tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 14 tỉnh; qua đó đã kiến nghị 42 vấn đề về cơ chế, chính sách, pháp luật; kiến nghị đôn đốc, xử lý 87 vụ việc, vụ án; phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính kiểm tra chuyên đề công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan; đã kiến nghị 11 nhóm vấn đề phải chấn chỉnh; yêu cầu kiểm điểm, xem xét trách nhiệm những tập thể, cá nhân liên quan... Các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã chủ trì, phối hợp thực hiện 508 cuộc kiểm tra, giám sát, đôn đốc đối với 926 cấp ủy, tổ chức đảng; tham mưu, giúp cấp ủy tiến hành kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế; kiểm tra, rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Đã có 7.426 kết luận thanh tra, kiểm toán được rà soát; qua rà soát đã kiến nghị chuyển nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng sang cơ quan điều tra để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát từng bước được nâng lên, có tác dụng thiết thực trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.
Các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã chủ trì, phối hợp tham mưu, đề xuất đưa 436 vụ việc, vụ án vào diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý (đã chỉ đạo, xử lý xong 206/436 vụ việc, vụ án). Trong tổng số 184 vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo Trung ương giao tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ đạo xử lý, đến nay đã tham mưu chỉ đạo xử lý xong 151 vụ án, vụ việc; đang tiếp tục tham mưu chỉ đạo xử lý 33 vụ án, vụ việc. Riêng năm 2016, đã tham mưu chỉ đạo xử lý xong 97 vụ việc, vụ án. Các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy cũng đã lựa chọn các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm để đưa vào diện Ban Nội chính theo dõi, đôn đốc xử lý.
Năm 2016, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp; là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và nhân dân, nền kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị - xã hội ổn định, công tác phòng, chống tham nhũng có những chuyển biến quan trọng. Trong những thành quả đó, có sự đóng góp tích cực của ngành Nội chính Đảng, với vai trò là cơ quan tham mưu của Đảng về công tác nội chính và PCTN.
Toàn cảnh Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định, năm 2017, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh bảy nội dung sau:
Một là, cần nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt, chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính tính uỷ, thành uỷ, với tư cách là cơ quan tham mưu của Đảng về lĩnh vực nội chính và PCTN. Để thực hiện tốt yêu cầu đó, Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp, đề nghị, yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan liên quan làm việc, phối hợp, trao đổi, báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin theo quy định; các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan liên quan cần phối hợp, tạo điều kiện, thực hiện các đề nghị, yêu cầu của Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính cấp tỉnh theo quy định.
Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ cần tập trung nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và cấp uỷ địa phương những chủ trương, giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác nội chính và PCTN. Bảo đảm nguyên tắc không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, nhưng cũng không làm thay hoạt động chuyên môn của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực công tác nội chính và PCTN.
Hai là, chú trọng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và tỉnh ủy, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả phát hiện xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế; tham mưu chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng; rà soát có hiệu quả các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng kinh tế chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ba là, tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính và PCTN, nhất là các quy định mới ban hành. Các Ban Nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ phải tham mưu cho cấp uỷ địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến mạnh hơn, có hiệu quả hơn công tác PCTN ở địa phương.
Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu, thẩm định, tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước thuộc lĩnh vực nội chính và PCTN.
Bốn là, tham mưu, giúp Bộ Chính trị và tỉnh uỷ, thành uỷ thực hiện tốt việc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 07/7/2007 của Bộ Chính trị về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng. Hoàn thành các nhiệm vụ được Bộ Chính trị giao theo Kế hoạch số 04-KH/TW, ngày 16/11/2016 thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII.
Năm là, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp uỷ địa phương các chủ trương, chính sách, giải pháp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, nhất là các vùng chiến lược, địa bàn trọng điểm.
Sáu là, thực hiện tốt nhiệm vụ Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN; Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giúp Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quà Chương trình công tác trọng tâm năm 2017.
Bảy là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xây dựng đảng bộ và cơ quan trong sạch, vững mạnh. Cán bộ, công chức ngành Nội chính Đảng phải thật tâm huyết, trách nhiệm, say mê công việc, đặc biệt phải có bản lĩnh dũng khí, biết bảo vệ cái đúng và phê phán cái sai, kiên quyết đấu tranh với tham nhũng, lãng phí; phải giữ mình liêm chính, làm việc có nguyên tắc; đồng thời phải có trình độ, hiểu biết toàn diện, nhất là về pháp luật, cơ chế, chính sách.
Trên cơ sở nội dung quán triệt hôm nay của đồng chí Trưởng Ban Nội chính Trung ương và kế hoạch, tài liệu hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Đinh Thế Huynh cũng đề nghị thường vụ cấp uỷ tỉnh, thành phố tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện thật tốt, nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác PCTN, lãng phí, quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu đã đề ra trong thời gian tới./.
L.A
nguyetvm
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh
Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian và chi phí tuân thủ, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
P.V
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025 về việc phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện.
M. Phương