Thứ tư, 06/08/2014 - 14:58 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) – Dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp để phát điện tại Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) nằm trong chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản (theo chương trình Viện trợ Xanh của Nhật Bản) đã và đang được triển khai thi công. Tuy nhiên, có một số vấn đề tồn tại và thiếu sót trong quá trình thực hiện đấu thầu dự án, song mọi vướng mắc đã được các cơ quan quản lý tháo gỡ.
Tại buổi giao ban báo chí chiều ngày 05/8 do Thành ủy Hà Nội tổ chức, Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội đã đưa ra những thông tin làm rõ vấn đề này.
Ngày 15/10/2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký ý định thư với Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản xác định sự thống nhất giữa hai chính phủ về việc thực hiện dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp để phát điện tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội. Đây là dự án xử lý rác thải công nghiệp hiện đại chưa có ở Việt
Mục đích của dự án là dự án mẫu do Nhật Bản tài trợ để xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghiệp phát điện đầu tiên tại Hà Nội. Phía Nhật Bản cung cấp phần thiết bị chính của nhà máy, phía Việt
Dự án do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị làm chủ đầu tư. Về quy mô, Dự án được xây trên diện tích sử dụng đất khoảng 16.8098 m2 và xử lý rác thải công nghiệp bằng phương pháp đốt với công suất 75 tấn/ngày. Tổng mức đầu tư của dự án (khái toán) là 612.236 triệu đồng.
Về tiếp nhận và bảo quản thiết bị, đến ngày 14/02/2014, đã tiếp nhận và vận chuyển an toàn 95% thiết bị của dự án đến chân công trình. Toàn bộ lô hàng của dự án được phân làm hai loại theo yêu cầu bảo quản của chuyên gia Nhật Bản. Loại 1 là các thiết bị điện, điện tử và thiết bị đo lường; loại 2 là các thiết bị phụ trợ, thiết bị kết cấu cơ khí.
Thiếu sót của chủ đầu tư
Tuy nhiên, dự án còn một số vấn đề tồn tại và thiếu sót của chủ đầu tư – Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội trong việc thực hiện đấu thầu. Đại diện chủ đầu tư cho biết, theo kế hoạch đấu thầu đã phê duyệt thì hình thức hợp đồng là trọn gói. Đồng thời, theo hồ sơ mời thầu, trong quá trình triển khai thực hiện chuẩn bị đầu tư lập dự án, phía Nhật Bản cung cấp tài liệu, kỹ thuật của một nhà máy để làm cơ sở lập dự án và tài liệu có tính chất tham khảo. Nhưng tư vấn thấy việc xác định khối lượng công việc xây dựng nhà máy chưa đầy đủ, không phù hợp với hình thức hợp đồng trọn gói nên đưa ra hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định.
Theo quy định thì chủ đầu tư phải báo cáo UBND thành phố Hà Nội để xin phê duyệt điều chỉnh hình thức hợp đồng trong kế hoạch đấu thầu. Tuy nhiên, do sức ép về tiến độ của dự án, việc tổ chức thiếu khoa học vội vàng của chủ đầu tư nên vẫn tiến hành mở thầu mà chưa xin phê duyệt điều chỉnh.
Sau quá trình lựa chọn được nhà thầu, nhà thầu trúng thầu đã cùng chủ đầu tư và phía Nhật Bản xác định chính xác nội dung công việc cụ thể và tiến độ. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, củ đầu tư và nhà thầu nhận thấy được sai khác giữa hồ sơ mời thầu với kế hoạch đấu thầu và Thông báo trúng thầu đã rất lúng túng trong việc xử lý tháo gỡ.
Tháo gỡ của cơ quan chức năng
Sau khi rà soát nghiên cứu kỹ toàn bộ hồ sơ của quá trình đấu thẩu, ngày 21/7/2014 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 2594/KH&ĐT-HTQT báo cáo UBND thành phố Hà Nội nêu rõ sai sót của chủ đầu tư và đề xuất xử lý giải quyết theo pháp luật.
Ngày 25/7/2014, UBND thành phố Hà Nội ra Văn bản số 5474/UBND-TNMT chấp thuận về nguyên tắc cho phép chủ đầu tư được thực hiện gói thầu số 1 theo nội dung hồ sơ mời thầu đã phê duyệt. Giao chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo trúng thầu đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, không để nảy sinh vướng mắc, khiếu kiện trong đấu thầu.
Do đó, việc ký kết hợp đồng đã bị chậm hơn 4 tháng so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ, chủ đầu tư đã đề nghị nhà thầu thực hiện phần việc thiết kế. Đến nay, công tác thiết kế cơ bản đã hoàn thành, dự kiến nhà đầu sẽ trình hồ sơ đến chủ đầu tư trước ngày 05/8/2014. Đồng thời, việc mua sắm thiết bị phục vụ thi công dự án đã bị chậm khoảng 3 tháng.
Hiện tại, dự án đã được tháo gỡ vướng mắc, chủ đầu tư cùng nhà thầu và Hitachi Zosen sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án đúng biên bản ghi nhớ (MOU) và tài liệu thực hiện đã điều chỉnh./.
Hoàng Minh
hangnt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh
Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian và chi phí tuân thủ, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
P.V
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025 về việc phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện.
M. Phương
Sáng 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp để cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII), các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 2/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả.