Thứ hai, 09/12/2024 - 09:00 (GMT+7)
Sáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Hà Nội), trực tuyến tới điểm cầu 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà đường dây đi qua (Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) và điểm cầu 63 công ty điện lực trong cả nước.
Cùng dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện các đơn vị tư vấn, giám sát, nhà thầu thi công, các lực lượng tham gia Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối (Dự án ĐZ 500 kV mạch 3) được EVN giao Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài 519 km, 1.177 vị trí cột, 513 khoảng néo, đi qua 211 xã/phường của 43 huyện thuộc 9 tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng.
Đường dây 500 kV mạch 3 là dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao sự ổn định vận hành hệ thống điện tăng cường cung cấp điện cho miền Bắc năm 2024 và các năm tiếp theo góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quan tâm, ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương và người dân, EVN/EVNNPT đã quyết tâm, nỗ lực hoàn thành đóng điện các Dự án ĐZ 500 kV mạch 3 sau hơn 6 tháng thi công thay vì 3-4 năm như thông thường.
Thủ tướng nhấn mạnh: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Việc hoàn thành dự án với khối lượng công việc khổng lồ, liên quan nhiều bộ, ngành, địa phương và nhiều hộ dân, trong khoảng thời gian ngắn lịch sử để lại nhiều bài học quý cho không chỉ trong ngành điện lực, mà cho các công trình, dự án lớn của đất nước trong thời gian tới, nhất là trong thực hiện thủ tục đầu tư; chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng; giải phóng mặt bằng; mua sắm vật tư, thiết bị; huy động phương tiện, lực lượng, tổ chức thi công…
Trong đó, thời gian lập và trình duyệt chủ trương đầu tư/điều chỉnh chủ trương đầu tư chỉ gần 5 tháng - đây là thời gian ngắn kỷ lục so với các dự án có quy mô tương tự và thời gian đã rút ngắn được từ 1,5-2 năm. Dự án trải dài trên 9 tỉnh, có diện tích bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 183 ha, 5.248 hộ dân và 96 tổ chức, đạt tiến độ kỷ lục góp phần vào sự thành công của các dự án.
Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng tổ chức thi công, với cố gắng nỗ lực EVN/EVNNPT, các nhà thầu và các lực lượng hỗ trợ đã hoàn thành khối lượng đào đất, đá 2,54 triệu m3; đổ bê tông 705.000 m3 các loại; gia công 69.800 tấn cốt thép móng; lắp dựng 1.177 cột thép với tổng trọng lượng 139.000 tấn; kéo rải căng dây 13.983 km dây các loại.
Thủ tướng nêu bật thêm 3 ý nghĩa của công trình đường dây 500 kV mạch 3, ngoài những ý nghĩa nhiều mặt khác mà Thủ tướng đã nhiều lần đề cập - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tham luận tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, đơn vị cho rằng để lập nên "kỳ tích" trong đầu tư xây dựng hạ tầng như kể trên là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và sự vào cuộc của các cấp chính quyền và người dân địa phương; công tác công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện quyết liệt, khoa học, sáng tạo; huy động và sự cố gắng nỗ lực, chung sức, chung lòng của tất cả hệ thống chính trị, các lực lượng tham gia xây dựng, cũng như công tác dân vận, tuyên truyền; đặc biết là sự bám sát, quyết liệt, kịp thời trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai các dự án…
Phát huy thành công của Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3, tại hội nghị, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương phát động phong trào thi đua trong triển khai các công trình, dự án trọng điểm của ngành điện lực năm 2025, với nội dung thực hiện "3 tiên phong, 2 trách nhiệm", nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, chào mừng Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Đại diện nhà thầu thi công xây lắp điện 4 phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và bày tỏ vui mừng, xúc động trước sự trưởng thành, lớn mạnh hơn của EVN và cả ngành điện trong năm 2024, đặc biệt đã bảo đảm cung ứng đủ điện với nhu cầu cao hơn (với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng trên 7%) mà không có sự cố, nhất là so với năm 2023 khi tăng trưởng GDP không cao lắm nhưng vẫn để xảy ra thiếu điện cục bộ.
Cùng với đó, qua việc triển khai đường dây 500 kV mạch 3 và bảo đảm đủ cung ứng điện, hình ảnh người thợ điện nói chung được nâng cao trong lòng nhân dân; giá trị văn hóa, thành tựu của ngành điện được khẳng định hơn.
Qua nhiều công việc của năm 2024, nhất là trong thực hiện đường dây 500 kV với ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng cảm ơn nhân dân trong vùng dự án, cán bộ, công chức, viên chức, kỹ sư, công nhân, người lao động ngành điện; cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị 9 tỉnh, 43 huyện, 211 xã đã phát huy cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ"; cảm ơn lực lượng công an, quân đội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội (thanh niên, phụ nữ, công đoàn, cựu chiến binh, nông dân) đã tích cực vào cuộc; các cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên, nhà báo đã vào cuộc, tạo động lực, truyền cảm hứng, khí thế cho ngành điện và cả nước.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ghi nhận, đánh giá cao những thành quả của ngành điện trong năm 2024, Thủ tướng nêu bật thêm 3 ý nghĩa của công trình đường dây 500 kV mạch 3, ngoài những ý nghĩa nhiều mặt khác mà Thủ tướng đã nhiều lần đề cập.
Thứ nhất, công trình cho thấy không có gì là không thể, chỉ là có quyết tâm làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và có biết cách làm hay không thôi. "Trong quá trình làm việc, sẽ có những người bàn làm và có người bàn lùi, có những người quyết tâm và có người không quyết tâm, nhưng đại đa số quyết tâm làm và biết cách làm thì sẽ làm được", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ hai, công trình góp phần nâng cao vai trò, uy tín, vị thế của ngành điện trong lòng nhân dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế, với việc làm được những công trình tưởng như không thể làm được.
Thứ ba, công trình thể hiện sự tự tin, bản lĩnh, thông minh, sáng tạo, vừa làm vừa hoàn thiện, vừa làm vừa đổi mới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Thủ tướng yêu cầu EVN và ngành điện tiếp tục phát huy sức mạnh của ngành điện và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để bảo đảm các khâu, gồm nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện hiệu quả, giá điện phù hợp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, việc triển khai công trình để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của nhân dân; nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thể chế; tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm.Thủ tướng nêu rõ, tiến độ là rất quan trọng; còn chất lượng dự án đã được kiểm chứng khi qua cơn bão Yagi (bão số 3) vừa qua, đường dây 500 kV vẫn hiên ngang; đồng thời không đội giá, góp phần chống tiêu cực và lãng phí.Sắp tới, Thủ tướng đề nghị EVN và các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục làm tốt các công việc còn lại như hoàn nguyên môi trường, thanh quyết toán, chăm lo đời sống người dân bị ảnh hưởng, công tác khen thưởng. Thủ tướng yêu cầu, ngoài tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế, phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh kiên cường, hình ảnh của người thợ điện trong lòng nhân dân, ngành điện cần tiếp tục phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; làm tốt các chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, cả nước ta chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng, thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước).Muốn vậy phải có đột phá về tăng trưởng, đạt tăng trưởng 2 con số trong những thập kỷ tới. Như vậy, tăng trưởng điện sẽ còn cao hơn nữa, bởi một điểm phần trăm tăng trưởng GDP cần khoảng 1,5 điểm phần trăm tăng trưởng điện. Do đó, ngành điện phải có những đột phá, những công trình thế kỷ, những dự án mang tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái và dứt khoát không để thiếu điện với mục tiêu tăng trưởng 2 con số, tiếp tục công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Đây là mục tiêu khó, nhưng khó mấy cũng phải làm, Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ rõ: "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội ủng hộ, nhân dân đồng tình, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".Để thực hiện mục tiêu nói trên, Thủ tướng yêu cầu EVN và ngành điện phải tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sự bản lĩnh, kiên cường, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới; phát huy sức mạnh của ngành điện và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để bảo đảm các khâu gồm nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện hiệu quả, giá điện phù hợp với doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp khác, huy động sức mạnh từ người dân và xã hội; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực.Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý ngành điện và EVN đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật vào ngành điện, mà trước hết cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu.Cùng với đó, tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế, phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh kiên cường, hình ảnh của người thợ điện trong lòng nhân dân. Tiếp tục phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Làm tốt các chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động, trong đó có những chính sách đặc thù nhưng cần hài hòa, hợp lý với các ngành, lĩnh vực khác.
Thủ tướng yêu cầu EVN và ngành điện tiếp tục phát huy sức mạnh của ngành điện và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để bảo đảm các khâu, gồm nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện hiệu quả, giá điện phù hợp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, việc triển khai công trình để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của nhân dân; nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thể chế; tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm.Thủ tướng nêu rõ, tiến độ là rất quan trọng; còn chất lượng dự án đã được kiểm chứng khi qua cơn bão Yagi (bão số 3) vừa qua, đường dây 500 kV vẫn hiên ngang; đồng thời không đội giá, góp phần chống tiêu cực và lãng phí.Sắp tới, Thủ tướng đề nghị EVN và các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục làm tốt các công việc còn lại như hoàn nguyên môi trường, thanh quyết toán, chăm lo đời sống người dân bị ảnh hưởng, công tác khen thưởng. Thủ tướng yêu cầu, ngoài tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế, phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh kiên cường, hình ảnh của người thợ điện trong lòng nhân dân, ngành điện cần tiếp tục phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; làm tốt các chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, cả nước ta chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng, thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước).Muốn vậy phải có đột phá về tăng trưởng, đạt tăng trưởng 2 con số trong những thập kỷ tới. Như vậy, tăng trưởng điện sẽ còn cao hơn nữa, bởi một điểm phần trăm tăng trưởng GDP cần khoảng 1,5 điểm phần trăm tăng trưởng điện. Do đó, ngành điện phải có những đột phá, những công trình thế kỷ, những dự án mang tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái và dứt khoát không để thiếu điện với mục tiêu tăng trưởng 2 con số, tiếp tục công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Đây là mục tiêu khó, nhưng khó mấy cũng phải làm, Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ rõ: "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội ủng hộ, nhân dân đồng tình, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".Để thực hiện mục tiêu nói trên, Thủ tướng yêu cầu EVN và ngành điện phải tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sự bản lĩnh, kiên cường, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới; phát huy sức mạnh của ngành điện và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để bảo đảm các khâu gồm nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện hiệu quả, giá điện phù hợp với doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp khác, huy động sức mạnh từ người dân và xã hội; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực.Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý ngành điện và EVN đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật vào ngành điện, mà trước hết cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu.Cùng với đó, tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế, phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh kiên cường, hình ảnh của người thợ điện trong lòng nhân dân. Tiếp tục phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Làm tốt các chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động, trong đó có những chính sách đặc thù nhưng cần hài hòa, hợp lý với các ngành, lĩnh vực khác.
Theo VGP
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh
Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian và chi phí tuân thủ, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
P.V
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.
K. Dung