Thứ ba, 08/04/2025 - 11:01 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Ban quản lý vịnh Hạ Long cùng các địa phương, một số sở ngành đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích; kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm sai phạm, vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích; bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phát triển du lịch của địa phương.
Ngày 25/3/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Bộ VHTTDL nhận thấy bên cạnh việc nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước làm tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích,vẫn còn hiện tượng tu bổ, tôn tạo, xây dựng công trình phát huy giá trị di tích không theo đúng quy định của pháp luật, không đúng với nội dung thẩm định của cơ quan chuyên môn, làm ảnh hưởng tới giá trị di tích, tạo dư luận không tốt trong xã hội về công tác quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác này.
Năm 1962, Vịnh Hạ Long đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ VHTTDL xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia; ngày 12/8/2009 được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt và ngày 8/7/2017, Bộ VHTTDL trao tặng danh hiệu Khu Du lịch hàng đầu Việt Nam. Ảnh: QNP
Theo đó, các sở: VHTTDL, Tài chính, Xây dựng; Ban quản lý vịnh Hạ Long; UBND các huyện, thị xã, thành phố được yêu cầu:
Luật Di sản văn hóa năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 quy định, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị đối với di sản văn hoá trên địa bàn được đưa vào các danh mục kiểm kê, di sản văn hoá trên địa bàn được xếp hạng, ghi danh, công nhận trong các danh mục của quốc gia, các danh sách, danh mục của UNESCO; ban hành Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá với các địa phương có chung di sản văn hoá được xếp hạng, ghi danh, công nhận ở các danh mục của quốc gia hoặc các danh sách, danh mục của UNESCO…
Một là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, địa phương liên quan và cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; kiểm soát chặt chẽ quy trình kiểm kê, xếp hạng mới di tích, gắn kết chặt chẽ với chương trình, kế hoạch tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích.
Thực hiện hiệu quả, kịp thời cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, chính quyền trong việc tham mưu, quản lý nhà nước về di sản văn hóa từ Trung ương tới địa phương.
Hai là, thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về đầu tư, xây dựng khi triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (bất kể dự án được triển khai từ nguồn ngân sách nào).
Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình, quy định, thủ tục triển khai các dự án tu bổ di tích, phối hợp tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, bộ, ngành, các nhà khoa học có liên quan và chỉ thực hiện khi có văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Triển khai thực hiện đúng các nội dung thẩm định dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được Bộ VHTTDL, cơ quan chức năng của Bộ thỏa thuận, góp ý, để bảo đảm bảo vệ, giữ gìn được yếu tố gốc tạo nên giá trị di tích.
Ba là, chủ động phối hợp với cơ quan báo chí, truyền thông để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về di sản văn hóa.
Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân địa phương để nâng cao nhận thức xã hội, các cấp chính quyền.
Bốn là, tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ý nghĩa, giá trị của các di tích, lýdo bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và công khai nội dung dự án tu bổ di tích trước khi triển khai để nhân dân được biết, tham gia, đóng góp ý kiến nhằm thống nhất, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội về việc thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, nhất là đối với các di tích có tính chất tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng…
Khi hoàn thành dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích,cần có hình thức thích hợp để giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của di tích; ngày khởi công, ngày hoàn thành; những tổ chức, cá nhân đóng góp tài chính; đơn vị thi công…
Năm là, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở địa phương; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong việc triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích đúng quy trình, nội dung theo quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm và dứt điểm các sai phạm, vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích (nếu có); bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phát triển du lịch của địa phương./.
Thái Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Cao Bằng vừa ban hành quy trình mới về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, nhằm nâng cao tính khách quan, chính xác và hiệu quả của công tác thanh tra.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Bến Tre vừa tổ chức buổi họp mặt và hội thao chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 – 01/5/2025). Chương trình do Ban Lãnh đạo Thanh tra tỉnh phối hợp cùng Công đoàn cơ sở Thanh tra tỉnh tổ chức, với sự tham gia của 130 công chức, người lao động toàn ngành.
Huỳnh Như - Văn phòng TTT Bến Tre
(ThanhtraVietNam) - Đảng ủy và cơ quan Thanh tra tỉnh Yên Bái đã ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, khuyến khích công chức tham gia phong trào phát minh sáng chế, nâng cao nhận thức và thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuyên môn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Sở Tài chính Kon Tum đã chỉ ra một số hạn chế, sai sót trong quản lý tài chính năm 2022-2023 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, như: Quy đổi diện tích trồng rừng tập trung sang trồng cây phân tán chưa phù hợp; chưa tổng hợp dự kiến hết nguồn thu năm đầu thời kỳ ổn định; thanh toán một số khoản chi vượt dự toán được phê duyệt…
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra một số khuyết điểm, vi phạm về đầu tư xây dựng Tiểu dự án đầu tư tu bổ, nâng cấp đê điều năm 2020, tỉnh Thanh Hóa.
PV
(ThanhtraVietNam) - Từ ngày 05/5 - 07/5/2025, Thanh tra Chính phủ sẽ ký biên bản bàn giao với đại diện Lãnh đạo của 12 Bộ.
K. Dung
(ThanhtraVietnam) – Đó là kết quả nổi bật của Ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai trong việc thực hiện nhiệm vụ của quý 1/2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) – Đó là điểm nổi bật của Thanh tra tỉnh Bến Tre trong thực hiện nhiệm vụ quý 1/2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Với tổng mức đầu tư 176,4 tỷ đồng, Dự án Nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa làm Chủ đầu tư được Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong quá trình đầu tư xây dựng.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại tỉnh Lâm Đồng đã được triển khai một cách nghiêm túc và hiệu quả trong thời gian qua. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
H.T
(ThanhtraVietNam) – Đó là số tiền mà Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần DNP Holding.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Kết luận thanh tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng phát hiện nhiều sai sót trong quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã tại huyện Kiến Thụy, đặc biệt là việc lập hồ sơ không đúng mẫu biểu và thiếu thành phần hồ sơ theo quy định.
PV