Thứ sáu, 29/03/2024 - 12:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến tập huấn Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm tạo cơ sở thực hiện có hiệu quả các hoạt động thanh tra trong thời gian tới.
Sáng ngày 29/3, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là Hội nghị nhận được sự quan tâm rất lớn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành Thanh tra.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện lãnh đạo thanh tra các bộ, ngành; thủ trưởng và công chức thuộc Thanh tra Chính phủ. Ngoài ra, tại các điểm cầu ở địa phương có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo công chức của thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan tổ chức có liên quan.
Toàn cảnh Hội nghị (ảnh: T. Huy)
Hội nghị được tổ chức nhằm tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra các quy định của Luật Thanh tra 2022, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Thanh tra, Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày 11/01/2024 của Chính phủ về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trong đó, tập trung vào những điểm mới về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra. Đây là các văn bản pháp luật quan trọng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ toàn diện cho tổ chức hoạt động thanh tra.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy nhấn mạnh, Luật Thanh tra năm 2022 được ban hành nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hiến pháp năm 2013 về tổ chức hoạt động của các cơ quan thanh tra và khắc phục những hạn chế bất cập của Luật Thanh tra năm 2010 ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: T. Huy)
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức và hoạt động thanh tra
Luật Thanh tra năm 2010 được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Thanh tra năm 2010 đã bộc lộ những hạn chế, gây khó khăn, vướng mắc, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình mới trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Do đó, việc sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010 là cần thiết nhằm thể chế quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về công tác thanh tra, trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức và hoạt động thanh tra, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ông Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế TTCP phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: T. Huy)
Luật Thanh tra năm 2022 có sự thay đổi nhiều nội dung thể hiện nhiều chính sách mới với 8 chương và 118 điều, so với Luật Thanh tra năm 2010, Luật Thanh tra năm 2022 đã tăng 30 điều, trong đó đã bổ sung 2 chương mới (Chương V: Thực hiện Kết luận thanh tra và chương VI: Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra), lược bỏ chương VI về Thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra 2010.
Chế định về thanh tra nhân dân được quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cũng được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, tháng 11/2022, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 - cùng ngày có hiệu lực của Luật Thanh tra 2022. Luật Thanh tra năm 2022 cũng lược bỏ chế định về cộng tác viên thanh tra được quy định tại Chương III Luật Thanh tra 2010, tuy nhiên vẫn quy định về việc trưng tập thành viên Đoàn thanh tra.
Không phải tất cả các sở đều thành lập cơ quan thanh tra
Qua giới thiệu một số nội dung chính và những điểm mới của Luật Thanh tra và các Nghị định quy định chi tiết, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ Trần Văn Long cho biết, qua tổng kết thi hành Luật Thanh tra, ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện có từ 15 đến 19 tổ chức Thanh tra sở. Biên chế tại các sở hiện nay còn hạn chế, tại nhiều sở, biên chế chỉ có dưới 50 người, cá biệt có sở chỉ có dưới 30 biên chế.
Do biên chế mỏng, cơ quan thanh tra được thành lập dàn trải ở nhiều sở nên một số cơ quan chỉ bố trí được từ 01 đến 02 biên chế, dẫn đến hoạt động nặng về hình thức, không hiệu quả. Vì vậy, Luật Thanh tra năm 2022 quy định theo hướng không phải tất cả các sở đều thành lập cơ quan thanh tra để tránh dàn trải.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Văn Long đã trình bày những điểm mới, điểm mấu chốt của Luật thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành. (Ảnh: T. Huy)
Mặt khác, để đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Thanh tra sở, khắc phục bất cập, hạn chế, Luật quy định theo hướng giao quyền chủ động cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Thanh tra sở căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương và biên chế được giao, trừ một số trường hợp đặc thù do Luật định và theo quy định của Chính phủ.
Quy định như vậy bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn.
Các đại biểu tham dự Hội nghị (ảnh: T. Huy)
Một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều kết luận thanh tra
Theo, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ Trần Văn Long, việc chậm trễ, ban hành kết luận thanh tra không kịp thời là một trong những tồn tại, hạn chế đã được chỉ rõ qua tổng kết thi hành Luật Thanh tra năm 2010. Để khắc phục tình trạng này, Luật Thanh tra 2022 đã quy định cụ thể, rành mạch về thẩm quyền, quy trình, thời hạn các bước báo cáo kết quả thanh tra, xây dựng, ban hành, công khai kết luận thanh tra nhằm khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra.
Luật xác định rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ký ban hành kết luận thanh tra. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung quy định Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn quy định (khoản 1 Điều 78).
Một trong nhũng điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 là việc quy định một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều kết luận thanh tra (khoản 3 Điều 78). Bởi cuộc thanh tra có nhiều nội dung, thì nội dung nào rõ và đủ cơ sở thì kết luận ngay để phục vụ công tác quản lý nhà nước và tiếp tục tiến hành thanh tra các nội dung khác theo quyết định thanh tra. Đây là quy định mà thực tiễn đã chứng minh sự cần thiết; đồng thời, làm cho hoạt động thanh tra linh hoạt, gắn bó với hoạt động quản lý.
Các đại biểu tham gia Hội nghị trực tuyến tại các điểm cầu. (Ảnh: T. Huy)
Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình và kế hoạch đã đề ra
Hội nghị đã dành nhiều thời gian cho phần trả lời, giải đáp các ý kiến của đại biểu tham gia về những nội dung mà các đại biểu quan tâm, đặc biệt là đối với những nội dung hiểu chưa hết hoặc chưa đầy đủ về Luật Thanh tra 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Có 06 bộ, ngành, địa phương phát biểu với tổng số 18 câu hỏi vướng mắc trong thực hiện các quy định về thanh tra và cơ bản đã được giải đáp làm rõ. Cụ thể, các đại biểu đã đưa ra những ý kiến, thắc mắc xung quanh những nội dung về thẩm quyền của đoàn thanh tra, thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra, chức năng thanh tra chuyên ngành, quy định về trưởng đoàn thanh tra, xử lý chồng chéo…
Sau buổi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình và kế hoạch đã đề ra. Các đại biểu được nghe Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Văn Long trình bày những điểm mới, điểm mấu chốt của Luật thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành. “Đây là những quy định có thể nói hết sức thiết thực phục vụ cho hoạt động công vụ cho những người làm công tác thanh tra”, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy khẳng định.
Từ Hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có những hoạt động tuyên truyền, phổ biến tập huấn Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, công chức để giúp hiểu rõ hơn đúng và đầy đủ hơn các quy định nhất là những điểm mới về chức năng thẩm quyền của người tiến hành thanh tra tạo cơ sở thực hiện có hiệu quả các hoạt động thanh tra trong thời gian tới./.
Dương Nguyễn
Từ khóa:
luật thanh tra Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy luật thanh tra mới Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành tuyên truyền phổ biến Luật Thanh tra hướng dẫn luật thanh traÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh
Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian và chi phí tuân thủ, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
P.V
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.
K. Dung