Tất cả chuyên mục

Kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức: Lý luận và thực tiễn

Thứ năm, 23/09/2021 - 14:22 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) – Đây là chủ đề Hội thảo tập huấn bên lề cuộc họp Ban thư ký Nhóm các cơ quan phòng, chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC) được Thanh tra Chính phủ (TTCP) phối hợp với Cơ quan về Ma tuý và Tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức trực tuyến chiều ngày 22/9/2021. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm chủ trì Hội thảo.

Tham dự hội thảo có đại diện cơ quan thành viên của ASEAN-PAC, UNODC; đại diện một số Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương của Việt Nam. (Ảnh: Hoàng Minh)

Tham dự hội thảo có đại diện cơ quan thành viên của ASEAN-PAC, UNODC; đại diện một số Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương của Việt Nam. (Ảnh: Hoàng Minh)

Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là một trong những biện pháp PCTN quan trọng được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới. Trong đó, kiểm soát tốt tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, tiến tới kiểm soát tài sản, thu nhập trong toàn xã hội là biện pháp phòng ngừa tham nhũng triệt để nhất. Vì biện pháp này sẽ giúp giải quyết được triệt để từ gốc rễ và ngăn chặn ngay từ đầu sự hình thành của tài sản, thu nhập bất minh, gián tiếp giảm tải gánh nặng rất lớn cho các cơ quan có thẩm quyền trong công tác phát hiện, truy vết và thu hồi tài sản tham nhũng.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm chia sẻ, thực tiễn cho thấy, có nhiều yếu tố tác động, chi phối và quyết định đến hiệu quả của công tác kiểm soát tài sản, thu nhập, như: Quyết tâm chính trị, thể chế chính trị, trình độ phát triển, khuôn khổ pháp luật, năng lực, điều kiện đảm bảo thực thi pháp luật... Ngoài ra, các yếu tố về nhận thức, tâm lý, văn hoá, phong tục, tập quán trong nhiều trường hợp, cũng trở thành những rào cản đáng kể trong kiểm soát tài sản, thu nhập.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm chủ trì Hội thảo. (Ảnh: Hoàng Minh)

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm chủ trì Hội thảo. (Ảnh: Hoàng Minh)

Bên cạnh đó, bối cảnh kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở các quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi hoặc chưa chuyển đổi, cũng làm phát sinh nhiều cản trở cho việc triển khai có hiệu quả các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

“Chúng tôi trân trọng và đặc biệt cảm ơn UNODC - đối tác đồng tổ chức Hội thảo đã đồng hành, hỗ trợ tích cực trong suốt quá trình xây dựng nội dung, chương trình cũng như tìm kiếm những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong kiểm soát tài sản, thu nhập làm diễn giả cho Hội thảo. Chúng tôi cũng xin đặc biệt cảm ơn các chuyên gia của UNODC và các chuyên gia đến từ Uỷ ban Chống tham nhũng Indonesia (KPK), Cơ quan chống tham nhũng Malaysia (MACA), Uỷ ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan, Cơ quan Thanh tra Philippine đã nhận lời mời tham luận tại Hội thảo để chia sẻ những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực tiễn tốt về các chủ đề có liên quan”, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Hoàng Minh)

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Hoàng Minh)

Hội thảo đã nghe 2 diễn giả là cố vấn PCTN của UNODC là ông Francesco Checchi và bà Alma Sedlar trình bày một số nội dung quan trọng trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập, gồm: Khuôn khổ pháp luật quốc tế về kiểm soát tài sản, thu nhập; phân tích so sánh các hệ thống kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trên thế giới. Ngoài ra, đại diện các quốc gia Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Phillipine cũng có tham luận về các nội dung khác nhau của kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm ghi nhận và đánh giá cao chất lượng của những tham luận được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, sâu sắc và thấu đáo của các diễn giả. Ông khẳng định, Hội thảo đã diễn ra thành công, tốt đẹp với các phiên làm việc hiệu quả, nội dung phong phú, tinh thần làm việc nghiêm túc, tích cực của các đại biểu.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tin tưởng rằng, mỗi đại biểu tham dự đều rút ra được những hàm ý chính sách quan trọng, có giá trị tham khảo thiết thực, phù hợp với đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia mình./.

Cuộc họp Ban thư ký ASEAN-PAC là sự kiện đối ngoại quan trọng, thể hiện quyết tâm chính trị cũng như vai trò, vị thế của Thanh tra Chính phủ nói riêng, Việt Nam nói chung trong hợp tác khu vực về PCTN.

Thời lượng chương trình Hội thảo “Kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức: Lý luận và thực tiễn” được cân đối và phân bổ hợp lý giữa những vấn đề mang tính lý luận. Từ đó, làm cơ sở, nền tảng cho những vấn đề mang tính thực tiễn trong kiểm soát tài sản, thu nhập, có giá trị tham khảo thiết thực, phù hợp với đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hóa của các thành viên ASEAN-PAC. 

Hoàng Minh

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Thời tiết / Tỷ giá

27°C

27°C - 33°C

Dông

T5

27°C - 33°C

T6

27°C - 29°C

T7

25°C - 28°C

CN

25°C - 29°C

Mua

Bán

AUD

16,285.17

16,976.81

CAD

18,198.29

18,971.18

CHF

30,641.98

31,943.36

CNY

3,504.60

3,653.44

DKK

-

4,006.94

EUR

28,576.20

30,142.05

GBP

33,916.06

35,356.49

HKD

3,222.56

3,379.65

INR

-

314.78

JPY

173.78

184.82

KRW

16.18

19.50

KWD

-

87,809.13

MYR

-

6,129.98

NOK

-

2,590.56

RUB

-

339.21

SAR

-

7,178.51

SEK

-

2,754.51

SGD

19,542.43

20,413.20

THB

697.81

808.24

USD

25,750.00

26,140.00

Sửa đổi quy định xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 83/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, có hiệu lực từ ngày 2/4/2025.

Pháp luật số, tương lai của sự công bằng

(ThanhtraVietNam) - Đề án chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ký ban hành sẽ là khởi đầu một hành trình đổi mới toàn diện, ứng dụng công nghệ số để đưa pháp luật đến gần hơn với mọi người dân, doanh nghiệp, hứa hẹn mở ra tương lai thông minh, tiện lợi và nhân văn.

LA

Khoa Phẫu thuật Thần kinh Xanh Pôn: Từ não tới tim, hành trình chữa lành

(ThanhtraVietNam) - Hôm nay, khi ngồi viết những dòng này, lòng tôi vẫn rạo rực bởi những cảm xúc chưa kịp lắng lại từ hành trình đưa mẹ đi cấp cứu tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, bệnh viện Tim và St. Paul (Xanh Pôn). Một chuyến đi tưởng chừng căng thẳng, mệt mỏi, hóa ra lại là trải nghiệm ấm áp, tràn đầy niềm tin vào con người và ngành y tế nước nhà. Khoa Phẫu thuật Thần kinh, nơi những ca phẫu thuật phức tạp về não và tủy sống diễn ra, không chỉ chữa lành cơ thể mà còn chạm đến trái tim, mang lại hy vọng và niềm vui. Những gì tôi chứng kiến chính là minh chứng sống động cho câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi gặp gỡ những người làm nghề y: “Ngành y tế không chỉ chữa bệnh cho thân thể mà còn chữa lành cả tâm hồn con người”

Lan Anh

600 tấn sữa giả: Lời cảnh tỉnh từ LS Trương Anh Tú về lằn ranh kinh doanh và tội phạm

(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự. Theo Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm, vụ án không chỉ phơi bày mối nguy hại đến sức khỏe cộng đồng mà còn bộc lộ những lỗ hổng chết người trong quản trị doanh nghiệp. Làm thế nào để các nhà lãnh đạo tránh được vòng lao lý từ những sai lầm tưởng chừng nhỏ nhặt? Bài học từ vụ án này, qua lăng kính của LS Trương Anh Tú, là lời nhắc nhở đắt giá cho mọi doanh nhân.

LA

Định hình giáo dục trong mô hình chính quyền 2 cấp

(ThanhtraVietNam) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Công văn 1581/BGDĐT-GDPT, khẳng định giữ nguyên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Động thái này nhằm đảm bảo sự ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục công lập trong bối cảnh sắp xếp lại đơn vị hành chính theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025.

Lan Anh

Sông Đà kêu cứu – di sản ánh sáng sắp tắt?

(ThanhtraVietNam) - Hồ Hòa Bình – “dòng sông ánh sáng” hùng vĩ của Tây Bắc, nơi hội tụ sức mạnh thiên nhiên, tinh thần lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc, đang đối mặt với nguy cơ bị bóp nghẹt bởi những công trình trái phép. Ai đang tiếp tay cho thảm họa này? Làm sao để cứu lấy di sản quốc gia trước khi quá muộn?

LA

Phát hiện 222 vụ, 437 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ

(ThanhtraVietNam) - Các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm được thực hiện liên tục, góp phần kéo giảm hầu hết các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội với nhiều chuyển biến tích cực.

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Xem thêm