Thứ ba, 24/12/2024 - 12:27 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến mạnh mẽ, với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, ngày càng đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, đồng bộ, rõ rệt hơn, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục phối hợp thực hiện 5 giải pháp.
Hội nghị toàn quốc sơ kết 05 năm việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 do Thanh tra Chính phủ tổ chức đã thông qua báo cáo, phân tích, làm rõ, bổ sung thêm nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như kiến nghị các biện pháp tổ chức thi hành, giúp cho công tác PCTN, tiêu cực chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong khẳng định, với những nỗ lực không ngừng, không nghỉ, công tác PCTN đã có những bước tiến mạnh mẽ, với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, ngày càng đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, đồng bộ, rõ rệt hơn, trong đó, nhiều giải pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai và phát huy tác dụng, nhất là công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, ban hành và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trên một số lĩnh vực.
Việc phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo và thực hiện bài bản với quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh PCTN với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh để “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng.
Kết quả công tác PCTN 5 năm qua được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao; trên nhiều lĩnh vực, địa phương, tình hình tham nhũng, tiêu cực từng bước được kiềm chế, ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong tin tưởng công tác PCTN sẽ có những bước chuyển biến mạnh mẽ, tích cực để tiến tới xã hội không có tham nhũng như mục tiêu Trung ương đã đề ra. Ảnh: Minh Nguyệt
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị các cơ quan, bộ, ngành, địa phương quan tâm phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra để thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp trong công tác PCTN sau:
Một là, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng. Quá trình thực hiện cần nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của nhà nước; quán triệt và thực hiện đúng tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đó là vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.
Trong đó, ưu tiên triển khai ngay việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cùng với quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương qua Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18.
Tập trung nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về PCTN như: công khai, minh bạch tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; chuyển đổi vị trí công tác; chế độ, định mức, tiêu chuẩn; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; việc xử lý tài sản tham nhũng, tài sản kê khai không trung thực, tài sản tăng thêm không giải trình được nguồn gốc; tăng thẩm quyền cho các cơ quan có chức năng PCTN; xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng, tiêu cực...
Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, là điều kiện nảy sinh tham nhũng, tiêu cực.
Hai là, tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực, trong đó, vừa coi trọng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, vừa quyết liệt, nghiêm minh trong đấu tranh PCTN theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực, đó là PCTN một cách kiên quyết, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai, đồng thời, PCTN, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh PCTN, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…
Ba là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra, kiểm sát, tòa án trong công tác PCTN.
Đối với ngành Thanh tra, sẽ phát huy vai trò thanh tra trong công tác PCTN, trong đó, tăng cường quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu các bộ ngành, địa phương trong thực hiện pháp luật về PCTN; quan tâm phát hiện, xử lý tham nhũng, kịp thời chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra; chú trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, thu hồi tài sản tham nhũng.
Bốn là, phát huy vai trò của xã hội trong công tác PCTN, tiêu cực, tăng cường giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp đối với công tác PCTN, tiêu cực.
Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế song phương và đa phương để tiếp thu, học tập những kinh nghiệm về công tác PCTN theo hướng tiếp tục duy trì quan hệ với các nước, hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia; mở rộng quan hệ với các nước triển khai tốt công tác PCTN, gắn với thực hiện có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng./.
Ngô Tân
Từ khóa:
phòng chống tham nhũng tổng thanh tra chính phủ tổng thanh tra đoàn hồng phong kết quả phòng chống tham nhũng giải pháp chống tham nhũngÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh