Tất cả chuyên mục

Truy tố ông trùm buôn bán Rùa biển lớn nhất trong lịch sử tại Việt Nam

Thứ năm, 03/09/2015 - 14:20 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) - Cuối năm 2014, hơn 10 tấn rùa biển ước tính tương đương 7.000 cá thể được phát hiện tại sáu nhà kho ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây được coi là vụ bắt giữ rùa biển lớn nhất từ trước đến nay. Chính vì vậy, vụ việc thu hút sự quan tâm rộng khắp của không chỉ dư luận trong nước mà cả cộng đồng quốc tế. Hai đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán rùa biển này là hai anh em Hoàng Mạnh Cường và Hoàng Tuấn Hải. Được biết hai đối tượng này từ lâu đã được đặt trong “tầm ngắm” của lực lượng công an nhưng sau nhiều năm, các cơ quan chức năng mới triệt phá được đường dây buôn bán và chế tác rùa biển do chúng cầm đầu.

Vụ bắt giữ hơn mười tấn tang vật này là thành quả sau hơn hai năm ENV theo dõi chặt chẽ đường dây săn bắt và buôn bán rùa biển, từ những đối tượng chuyên đánh bắt rùa biển tại các địa phương đến các thương lái trung gian và mọi đầu mối đều dẫn đến đối tượng được cho là “ông trùm” đường dây -  Hoàng Mạnh Cường. Cơ sở chế biến rùa biển của Hoàng Mạnh Cường được đặt ngay tại thành phố Nha Trang. Sau khi chuyển về đây, rùa biển được lọc thịt lấy mai, ngâm tẩm hóa chất và chế tác thành đồ mỹ nghệ bán sang tiêu thụ tại Trung Quốc.

Chỉ nhìn vào 7.000 cá thể rùa biển được khám phá trong vụ bắt giữ vừa qua cũng có thể thấy chắc chắn hàng chục ngàn cá thể rùa biển đã bị săn bắt, bán cho cơ sở chế biến của anh em nhà Cường trong những năm qua. Do đó, thành công của vụ bắt giữ tại Khánh Hòa là một bước tiến lớn trong nỗ lực triệt phá đường dây mua bán rùa biển trái phép lớn nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, sau 09 tháng kể từ ngày vụ việc đầu tiên được phát hiện, Hoàng Mạnh Cường và anh trai vẫn chưa bị truy tố hay tạm giam.

Bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc - Quản lý chương trình Chính sách và Pháp luật của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đặt câu hỏi: “Liệu các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa có thực sự quyết tâm điều tra và xử lý nghiêm minh những đối tượng cầm đầu đường dây tàn sát rùa biển lớn nhất trong lịch sử này? Đây là một vụ việc thu hút sự chú ý lớn của dư luận quốc tế, do đó, nó là một cơ hội lớn để Việt Nam chứng minh cho cả thế giới quyết tâm cao của quốc gia trong nỗ lực bảo vệ rùa biển và xử lý các đường dây tội phạm nghiêm trọng về ĐVHD nguy cấp quý hiếm.”

Bà Hà cho rằng: “Sự chậm trễ trong tiến trình giải quyết vụ việc hiện đang dấy lên nhiều quan ngại về tính minh bạch trong quá trình điều tra và xử lý các đối tượng cầm đầu – những kẻ được cho là có tầm ảnh hưởng lớn tại địa phương trong nhiều năm qua”. Cũng theo bà Hà: “Nếu đối tượng bị phát hiện trong vụ việc này là một người dân bình thường chứ không phải một “ông trùm” với nhiều mối quan hệt thì có lẽ vụ việc đã sớm được xử lý một cách nghiêm minh”.

Rùa biển không được bảo vệ nghiêm ngặt như các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khác

Ngày 14/5/2015, sau khi vụ vận chuyển trái phép 31 sừng tê giác tại Nghệ An được phát hiện, Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an đã ngay lập tức có thư khen ngợi và “thưởng nóng” các lực lượng chức năng liên quan. Trong vụ việc này, đối tượng ngay sau đó cũng bị bắt giữ và khởi tố.

Các vụ việc vận chuyển và buôn bán hổ trái phép cũng thường ngay lập tức bị bắt giữ và khởi tố. Một ví dụ điển hình là vụ việc một cá thể hổ đông lạnh nặng 120kg bị tịch thu trên địa bàn tỉnh Nghệ An tháng 12/2014. Trong vụ việc này, các cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố vụ án chỉ 7 ngày sau khi phát hiện.

Tương tự như hổ hay tê giác, các loài rùa biển hiện đang là những loài được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bà Hà tiếp tục đặt câu hỏi: “Tại sao vụ việc liên quan hơn 7.000 cá thể rùa biển bị sát hại lại không được các cơ quan chức năng địa phương quan tâm xử lý như vụ bắt giữ 31 sừng tê giác hay một cá thể hổ đông lạnh?”.

Theo sát vụ việc ngay từ những ngày đầu, ENV được biết các cơ quan, ban, ngành Trung ương đã hết sức quan tâm đến quá trình xử lý vụ việc. Văn Phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Lâm nghiệp, Tòa án nhân dân tối cao và một số cơ quan khác đều đã gửi văn bản đến cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu nhanh chóng xử lý vụ việc theo đúng quy định pháp luật. Sau đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an cũng đã có các văn bản trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa xử lý vụ việc này.

Theo quy định tại Điều 103 và 104 Bộ luật Tố tụng Hình sự (2003), cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành xác minh thông tin và ra quyết định khởi tố vụ án trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được tin báo. Trong những vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá hai tháng.

Theo Luật sư, Thạc sĩ Trần Thị Ngân – Giám đốc Công ty luật Legal Associates Hà Nội: “Vi phạm được phát hiện tại Khánh Hòa không phải là một vụ việc phức tạp. Các chứng cứ thu thập được đều phù hợp với lời khai của Hải (anh trai của Cường) và khẳng định hành vi buôn bán rùa biển của các đối tượng. Kết quả giám định cũng cho thấy số rùa biển thu giữ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160”. Chính vì thế, Luật sư Ngân nhận định: “Đối tượng Hoàng Tuấn Hải lẽ ra phải bị khởi tố ngay khi cơ quan chức năng địa phương nhận được kết quả giám định tang vật”.

Tội ác lớn nhất đối với các loài ĐVHD không phải là hành vi săn bắt hay tiêu thụ mà là sự thờ ơ của các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ những loài này. Mong rằng các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa sẽ không “thờ ơ” và rùa biển sẽ được bảo tồn chặt chẽ như những gì chúng cần và xứng đáng được hưởng!

Nhất Anh – Hoàng Minh (Tổng hợp)

hangnt

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.

PV

Đảm bảo “6 rõ” trong phân công nhiệm vụ

(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.

K. Dung

Xem thêm