Thứ năm, 06/02/2025 - 21:01 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành 28/2024/TT-BGDĐT quy định nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và thanh tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục.
Siết chặt thanh tra dạy thêm, học thêm
Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 28) có hiệu lực từ ngày 10/02/2025, trong đó nhấn mạnh việc thanh tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm, bên cạnh nhiều nội dung quan trọng khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động của các cơ sở giáo dục.
Thông tư số 28 quy định rõ, vấn đề dạy thêm, học thêm từ lâu đã trở thành một hiện tượng phổ biến, gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Dù được xem là nhu cầu chính đáng của học sinh và phụ huynh, việc tổ chức dạy thêm không đúng quy định có thể dẫn đến tình trạng lạm thu, gây áp lực tài chính cho gia đình học sinh và ảnh hưởng đến công bằng giáo dục.
Thông tư quy định rõ việc thanh tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động này, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tránh tình trạng lạm dụng dạy thêm vì mục đích lợi nhuận. Việc thanh tra không chỉ giới hạn ở các cơ sở giáo dục công lập mà còn mở rộng đến các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường tư thục và các tổ chức giáo dục khác có liên quan đến hoạt động dạy thêm, học thêm.
Thông tư nêu rõ, nguyên tắc thanh tra phải đảm bảo khách quan, không làm gián đoạn hoạt động giáo dục
Hoạt động thanh tra chuyên ngành và thanh tra nội bộ phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai và kịp thời. Đặc biệt, thanh tra không được trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung và thời gian giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ sở giáo dục và cá nhân là đối tượng thanh tra.
Công tác thanh tra cũng phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, đồng thời giúp phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm, hạn chế các tiêu cực có thể xảy ra trong hệ thống giáo dục.
Hạn chế các tiêu cực có thể xảy ra trong hệ thống giáo dục. (Ảnh minh họa: L.A)
Đảm bảo minh bạch, hạn chế tình trạng lạm thu trong trường học
Thanh tra chuyên ngành trong giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên sẽ tập trung vào các nội dung: Việc thực hiện quy chế chuyên môn, nội dung và phương pháp giảng dạy; quản lý, lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em; công tác tuyển sinh, quản lý người học và thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh; quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ; xã hội hóa giáo dục và công tác quản lý dạy thêm, học thêm; điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và việc chấp hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
Ngoài ra, việc công khai các khoản thu liên quan đến giáo dục, bao gồm học phí và các nguồn lực tài chính khác, cũng sẽ được đưa vào nội dung thanh tra nhằm đảm bảo minh bạch, hạn chế tình trạng lạm thu trong trường học.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, nội dung thanh tra bao gồm: Việc ban hành văn bản quản lý nội bộ, phổ biến và giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức và thực hiện quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác thanh tra nội bộ và thực hiện các quy định theo quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; việc thực hiện các quy định về chuẩn cơ sở đào tạo, chuẩn chương trình đào tạo, quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo và liên kết đào tạo; công tác mở ngành đào tạo; biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình; việc in ấn, quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ; quản lý người học và thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên.
Ngoài ra, công tác thanh tra cũng sẽ tập trung vào các nội dung liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và tự chủ đại học.
Một nội dung quan trọng khác của Thông tư 28 là thanh tra công tác thi cử và tuyển sinh. Cụ thể: Thanh tra tuyển sinh sẽ tập trung vào các nội dung như chỉ tiêu tuyển sinh, đề án tuyển sinh, điều kiện đảm bảo cho công tác xét tuyển và việc thực hiện quy trình xét tuyển. Thanh tra thi cử bao gồm các khâu quan trọng như tổ chức và quản lý kỳ thi, đăng ký dự thi, in sao và vận chuyển đề thi, coi thi, chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp và đảm bảo an toàn, bảo mật đề thi.
Công tác thanh tra sẽ đặc biệt chú trọng đến các kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong giáo dục.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo
Việc ban hành Thông tư 28 và đẩy mạnh công tác thanh tra giáo dục là một bước đi quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong hệ thống giáo dục.
Bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm, các cơ quan chức năng cũng sẽ tập trung thanh tra các nội dung liên quan đến tài chính, tuyển sinh, thi cử và kiểm định chất lượng giáo dục.
Điều này không chỉ giúp hạn chế tiêu cực mà còn tạo động lực để các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng đến một nền giáo dục minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Việc thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao niềm tin của xã hội vào hệ thống giáo dục quốc gia./.
Lan Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) – Việc chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ ba cấp xuống hai cấp nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm sự thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Dự thảo luật mới đang hướng tới một mô hình quản trị hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Không những có nguyên tắc xử phạt khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo hướng linh hoạt, Nghị định số 68/2025/NĐ-CP mới ban hành còn quy định việc áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tạm giữ, giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong xử phạt vi phạm hành chính…
TA
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
T.A
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Quyết định số 608/QĐ-TTg không chỉ giúp cụ thể hóa các quy định về phân quyền, phân cấp mà còn đặt mục tiêu tháo gỡ những vướng mắc thể chế tồn tại lâu nay. Với trọng tâm là tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi và rà soát, sửa đổi hệ thống pháp luật, Chính phủ kỳ vọng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của đất nước.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Sau khi hoàn thành việc sáp nhập, hợp nhất, các cơ quan, đơn vị tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm xác định tài sản dôi dư; không để tình trạng bỏ trống, không sử dụng, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả gây lãng phí, thất thoát.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Một trong những điểm mới của Nghị định 67/2025/NĐ-CP là bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương", đồng thời sửa đổi chính sách trợ cấp đối với người nghỉ hưu trước tuổi, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Thường trực Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Cấp, Thoát nước, trình Chính phủ xem xét trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Để thực hiện Luật Địa chất và khoáng sản kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản với mục đích nâng cao nhận thức về Luật Địa chất và khoáng sản và trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.
T.A
(ThanhtraVietNam) - Không chỉ tuyên truyền mà các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, linh hoạt và giám sát, đôn đốc, theo dõi để việc thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội ban hành tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đạt hiệu quả; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Việc bảo vệ công trình điện lực, an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp cao, an toàn trạm điện; điều kiện để nhà ở trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không; bồi thường, hỗ trợ… vừa được Chính phủ quy định cụ thể.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 190/2025/QH15 đưa ra những điều chỉnh then chốt về tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra, đảm bảo không gián đoạn chức năng giám sát và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình sắp xếp bộ máy nhà nước.
Dương Nguyễn