Tất cả chuyên mục

Tư tưởng nhụt chí, ngại đụng chạm là bước cản lớn trong phòng chống tham nhũng

Thứ sáu, 13/08/2021 - 08:16 (GMT+7)

Chính tâm lý ngại tranh đấu, sợ trách nhiệm, thậm chí trù dập những người dám lên tiếng chống lại cái xấu đã vô tình tiếp tay cho tham nhũng, tiếp tay cho tha hóa biến chất.

Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 11/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra 4 nhóm vấn đề, cũng là 4 định hướng lớn dành cho Chính phủ nhiệm kỳ mới.

Trong nhóm vấn đề xây dựng tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ, người đứng đầu Đảng yêu cầu phải chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, vin cớ rằng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí dẫn đến làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn" trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Quan điểm của Tổng Bí thư cũng chính là yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”, khi thực tế đã và đang diễn ra ở một bộ phận cán bộ, đảng viên đâu đó vẫn còn tâm lý “cầm chừng”, ngại va chạm.

Đoàn tàu hú còi nhưng chỉ đứng yên một chỗ

PGS.TS Lê Quốc Lý – nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay đang tồn tại một số người có tư tưởng ngại, không muốn đụng chạm đến ai, không muốn chống tham nhũng vì sợ bị liên lụy, sợ bị trả thù. Thậm chí có người có tâm lý giữ “an toàn”, “che chắn”, “không đụng chạm đến ai và cũng không có ai đụng chạm đến mình” để tranh thủ phiếu, thăng quan tiến chức.

PGS.TS Lê Quốc Lý – nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

“Chính tâm lý ngại khó, ngại khổ, ngại đụng chạm để “giữ mình” nên sức chiến đấu trong mỗi cá nhân đó bị thụt lùi. Đó cũng chính là bước cản lớn trong đấu tranh phòng chống tham nhũng” – ông Lê Quốc Lý cho biết.

Liên tưởng đến hình ảnh đoàn tàu hú còi nhưng chỉ đứng yên một chỗ, ông Lê Quốc Lý cho rằng, hình ảnh này giống với một số cán bộ quán triệt, hô hào rất mạnh nhưng khi triển khai thì e dè, ngại tranh đấu, sợ trách nhiệm, thậm chí trù dập những người dám lên tiếng chống lại cái xấu. Chính những biểu hiện này đã vô tình tiếp tay cho tham nhũng, tiếp tay cho tha hóa, biến chất. Và cũng chính biểu hiện tiêu cực này làm cho kinh tế không phát triển, đời sống nhân dân còn đói nghèo.

Do vậy, cần phải đấu tranh, nhận diện những người có tư tưởng nhụt chí đó để “dẹp sang một bên cho người khác làm”, đồng thời khuyến khích, động viên cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu tiên phong, quyết liệt, hăng hái, có trách nhiệm với dân, với nước. Và quan trọng là phải đo được kết quả cuối cùng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, cũng như kết quả phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng... để đánh giá cán bộ.

Thời gian vừa qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật trên 70 tổ chức đảng, trên 8.000 đảng viên vi phạm, trong đó có gần 180 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Điều đó cho thấy công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, “không dừng, không nghỉ” với cách làm bài bản, quyết liệt, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn và tác động sâu rộng đến toàn xã hội.

Song trước diễn biến phức tạp, tinh vi của tội phạm tham nhũng, đòi hỏi công tác đấu tranh với “giặc nội xâm” trong thời gian tới cần phải quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, bởi đó không chỉ là đòi hỏi của nhân dân mà còn là yêu cầu cấp bách, nhiệm vụ thường xuyên, trở thành xu thế tất yếu, không thể không làm.

Tâm đắc với chỉ đạo của Tổng Bí thư là “Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì hãy dẹp sang một bên cho người khác làm", ông Lê Quốc Lý cho rằng, đây không chỉ là lời cảnh báo mà còn là mệnh lệnh, thúc giục với thái độ kiên quyết của người đứng đầu Đảng. Song việc nhận diện một bộ phận cán bộ cần phải “dẹp sang một bên” cũng không phải dễ. Bởi trong thực tế có những người bên ngoài hô hào rất quyết liệt nhưng bên trong lại che đậy, ngụy trang bởi các lý do tưởng như thận trọng, kỹ càng như “vấn đề này chưa chín, chưa được nghiên cứu đầy đủ, chưa được tính toán cẩn thận” nhằm trì hoãn nhiệm vụ chống tham nhũng.

“1-2 tháng, thậm chí là nửa năm chúng ta có thể chấp nhận tư tưởng đó, nhưng để kéo dài 1-2 năm thì cũng nên thay thế, loại bỏ những cán bộ có biểu hiện như vậy”  - ông Lê Quốc Lý nói và nhấn mạnh, nếu cuộc sống nhân dân không được ấm no, hạnh phúc thì lãnh đạo cũng nên từ chức.

Bịt kín các “lỗ hổng” để các cá nhân không thể lợi dụng

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cho rằng, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà Mau).

Các đối tượng có hành vi tham nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ chuyên môn cao, có nhiều thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội. Các đối tượng này lợi dụng các “khoảng trống”, “kẽ hở” trong chính sách, pháp luật để thực hiện hành vi tham nhũng, nhằm làm lợi cho cá nhân và lợi ích nhóm. Chính vì vậy, để phanh phui một vụ việc tham nhũng không hề đơn giản. Song, theo vị đại biểu Quốc hội, dù khó nhưng vẫn phải tìm mọi biện pháp để làm sao ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn này.

“Để ngăn chặn tham nhũng, trước hết hệ thống pháp luật cần rạch ròi, rõ ràng, bịt kín các “lỗ hổng” để các cá nhân không thể lợi dụng được” – ông Nguyễn Quốc Hận nói và nhấn mạnh thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị cần phải nêu cao trách nhiệm, gương mẫu, quyết liệt, đi đầu trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nếu để cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng thì người đứng đầu không thể không liên đới trách nhiệm./.

Theo VOV.VN

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Khẩn trương ban hành Kết luận thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương ban hành Kết luận thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng theo Quyết định thanh tra số 324/QĐ-TTGSNH2. Đây là một trong những giải pháp cấp bách được đưa ra trong bối cảnh thị trường vàng trong nước có nhiều biến động phức tạp, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, xử lý nghiêm các vi phạm và ổn định thị trường. Kết quả thực hiện cần được báo cáo Thủ tướng trong tháng 5 năm 2025.

PV

Các nhiệm vụ để triển khai dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

(ThanhtraVietNam) - Với việc ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP, Chính phủ đã chính thức khởi động kế hoạch hành động chi tiết nhằm hiện thực hóa chủ trương đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội. Nghị quyết này không chỉ đặt ra khung pháp lý mà còn phân công cụ thể, ấn định thời gian cho từng hạng mục, hướng tới mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2030 với chất lượng, hiệu quả và sự minh bạch cao nhất.

PV

Hành động cấp bách để bảo vệ người bệnh và nhân viên y tế

(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, những vụ việc thân nhân người bệnh hành hung nhân viên y tế tại các cơ sở y tế gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh bệnh viện.

Lan Anh

Cao Bằng đặt mục tiêu 100% thủ tục đủ điều kiện lên trực tuyến trong năm 2025

(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong năm 2025, với quyết tâm đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp toàn trình trên môi trường mạng.

PV

Ninh Bình: Đảm bảo liên tục quản lý đầu tư công trong sáp nhập đơn vị hành chính

(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo công tác quản lý và triển khai các chương trình, dự án đầu tư công không bị gián đoạn hay đình trệ trong bối cảnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025.

PV

Khởi công, khánh thành đồng loạt các công trình kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.

PV

Ngành Tòa án: 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, 7 người bị xử lý hình sự trong 6 tháng đầu năm

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.

PV

Ninh Bình đẩy mạnh số hoá hệ thống thông tin phục vụ mô hình chính quyền hai cấp

(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.

Pv

Thủ tướng ban hành Kế hoạch triển khai Pháp lệnh quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Pv

Khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/12/2025

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.

PV

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2025: Tập trung luật mới, đẩy mạnh số hóa

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.

PV

Hà Nội thông qua phương án giảm 400 xã, phường

(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.

PV

Xem thêm