Thứ hai, 27/09/2010 - 09:47 (GMT+7)
Dù chưa khởi công nhưng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1 của TP.HCM) đã tăng gấp đôi vốn đầu tư, lên gần 2,5 tỉ USD chỉ sau 3 năm phê duyệt. Như vậy, đến thời điểm này, tổng vốn đầu tư dự án (DA) đã vượt con số 35.000 tỉ đồng và đang đứng trước câu hỏi: trình hay không trình Quốc hội (QH)?
UBND TP.HCM vừa trình Thủ tướng xin điều chỉnh quy mô xây dựng và tổng mức đầu tư DA xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Trong đó, tổng mức đầu tư đề nghị điều chỉnh là gần 2,5 tỉ USD, so với phê duyệt trước đây là gần 1,1 tỉ USD. Trong số này, nguồn vốn vay ODA của Nhật đề nghị điều chỉnh từ mức 904 triệu USD lên hơn 2,2 tỉ USD.
Mức tăng chóng mặt
DA tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên có quy mô dài 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao), xuất phát tại khu vực chợ Bến Thành (Q.1) và kết thúc tại depot (trạm bảo dưỡng kỹ thuật) ở Q.9. Hạng mục san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào depot đã được khởi công từ tháng 2.2008, song đến nay các hạng mục chính chỉ mới dừng lại ở khâu giải phóng mặt bằng và đấu thầu. Tuy vậy, tổng mức đầu tư DA đã tăng gấp đôi so với dự toán phê duyệt ban đầu vào tháng 4.2007.
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, cho rằng nhất thiết phải có sự phản biện của các cấp HĐND TP và QH đối với DA có tổng vốn đầu tư cao như DA này. Theo ông Liêm, DA vay hơn 2 tỉ USD vốn ODA mà tương lai người dân phải trả nợ nên cần đưa ra để phản biện công khai. Hơn nữa, trước thời điểm Nghị quyết 49 có hiệu lực thì DA có tổng vốn trên 20.000 tỉ đồng đã phải trình QH rồi, cho nên không thể lấy lý do DA đã thực hiện trước thời điểm Nghị quyết 49 có hiệu lực để không trình QH. Trước đó, khi cho ý kiến về điều chỉnh quy mô xây dựng và tổng mức đầu tư tuyến metro 1, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng đều có lưu ý đến việc báo cáo DA cho QH xem xét. |
Trả lời phóng viên về mức tăng chóng mặt này, ông Lê Khắc Huỳnh, Chánh văn phòng Ban quản lý đường sắt đô thị (chủ đầu tư), cho rằng trong quá trình nghiên cứu lập DA ban đầu, các đơn vị tính toán thiếu và chưa dự báo được hết một số yếu tố làm tăng giá, đặc biệt là vấn đề trượt giá các nguyên vật liệu xây dựng. DA phê duyệt năm 2007, nhưng thực tế số liệu nghiên cứu cập nhật từ năm 2003 - 2006, trong khi giá nguyên vật liệu thực tế các năm từ 2007 - 2009 đã tăng khá cao, bình quân tăng 40%, thậm chí có loại tăng đến 100%. Theo ông Huỳnh, yếu tố trượt giá ở DA này cũng giống như các DA sử dụng vốn trong nước và các DA khác do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ là nguyên nhân khách quan phải chấp nhận.
Một lý do khác là phần gia tăng do các thành phần chi phí gián tiếp khác tăng theo chi phí xây lắp. Đặc biệt, chi phí tăng thêm nhiều nhất là phần dự phòng trượt giá xây dựng đến khi hoàn thành công trình (đến năm 2019) theo quy định mới của Chính phủ. Theo chủ đầu tư, việc điều chỉnh tổng vốn đầu tư như vậy sẽ mang tính chất dự phòng đủ cho đến khi hoàn thành công trình, không cần phải điều chỉnh nhiều lần như các DA trước đây hoặc các DA vốn ODA khác hiện đang thực hiện nhưng vốn đầu tư duyệt đã lâu, nay phải duyệt lại do tăng vốn.
Quy hoạch 6 tuyến metro của TP.HCM
Ngoài ra, trong quá trình lập thiết kế làm rõ thiết kế cơ sở, khối lượng đầu tư DA cũng phát sinh do quy mô xây dựng tăng để đáp ứng yêu cầu thiết kế đầy đủ, an toàn. Trong đó gồm, tăng quy mô nối dài giữa tuyến số 1 với tuyến 3A (Bến Thành - Tân Kiên) và tăng thiết bị nhằm đạt hiệu quả an toàn (như bổ sung hệ thống thông tin tín hiệu điều khiển tiên tiến của châu Âu, xây dựng cửa chắn ke ga trên cao, tăng số lượng toa xe, đặc biệt đầu tư khá đầy đủ cho xưởng bảo trì sửa chữa tòa nhà trung tâm điều khiển cho cả 6 tuyến metro…). Chủ đầu tư cho rằng phần quy mô xây dựng chi tiết này đã được UBND TP phê duyệt và Bộ GTVT thẩm định, sau đó được tư vấn độc lập SMRT (Singapore) thẩm tra lại đạt yêu cầu.
Cần có phản biện
Dù chủ đầu tư khẳng định việc tăng vốn là hợp lý, song mức tăng quá cao khiến không ít đại biểu HĐND TP băn khoăn. Ban đầu, thiết kế cơ sở DA do một đơn vị tư vấn trong nước nghiên cứu thực hiện và được phê duyệt năm 2007, tuy nhiên, đến đầu năm 2008, TP tổ chức đấu thầu chọn nhà tư vấn chung (liên danh NJPT, gồm 6 nhà thầu Nhật và 2 nhà thầu VN) để làm rõ thiết kế cơ sở, thì tổng vốn đầu tư vọt lên gấp đôi. Ông Trương Trọng Nghĩa, đại biểu HĐND TP.HCM, cho rằng khi đơn vị trong nước lập DA thì tổng mức đầu tư chỉ khoảng 1,1 tỉ USD, nhưng sau đó không bao lâu, các tư vấn Nhật Bản tham gia vào nhóm tư vấn chung lại điều chỉnh mức vốn quá cao. Do đó, ông Nghĩa đặt vấn đề cần có sự phản biện đối với mức tăng vốn này.
Phối cảnh một tuyến metro - Ảnh tư liệu
Dù mức tăng vốn đưa ra đã được một đơn vị tư vấn độc lập tại Singapore thẩm định lại, song theo ông Nghĩa, đơn vị này cũng do nhà tài trợ JICA bỏ tiền ra thuê mà không có sự phản biện trong nước nên tưởng là khách quan mà lại chưa khách quan. Chi phí tư vấn cho DA lên tới 70 triệu USD, do đó ông Nghĩa đề xuất nên dành một khoản kinh phí (vài trăm triệu đồng) để các nhà khoa học VN nghiên cứu hồ sơ, xem xét việc tăng vốn có hợp lý không. "Theo quy hoạch, TP.HCM có 6 tuyến metro. Bến Thành - Suối Tiên là tuyến đầu tiên mà chúng ta đã không có cách thẩm định, để phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị tài trợ vốn như vậy, liệu chúng ta sẽ chịu đựng bao nhiêu vốn nữa cho 5 tuyến metro tiếp theo? Nếu cứ lệ thuộc hoàn toàn vào nhà tài trợ ODA, lệ thuộc vào những công ty tư vấn do nhà tài trợ thuê thì họ muốn tăng bao nhiêu thì tăng, còn chúng ta đành bất lực. Trong khi vốn ODA tăng nghĩa là nợ tăng nên nhất thiết phải có cơ chế giám sát, phản biện" - ông Nghĩa phân tích.
Nếu tính theo tỷ giá hiện nay, tổng vốn đầu tư tuyến metro 1 đã lên đến hơn 47.000 tỉ đồng. Trong khi đó, theo Nghị quyết 49 của QH, các DA có tổng vốn đầu tư trên 35.000 tỉ đồng được xem là công trình trọng điểm quốc gia và phải trình QH quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục thực hiện DA theo hướng không trình QH, vì cho rằng với những DA trọng điểm đã được phê duyệt và đang thực hiện trước thời điểm Nghị quyết 49 có hiệu lực (1.8.2010) cần được triển khai bình thường mà không thông qua QH.
Theo Thanhnien.com.vn
letiendat
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Thời tiết / Tỷ giá
27°C
27°C - 33°C
T4
27°C - 33°C
T5
27°C - 33°C
T6
26°C - 28°C
T7
25°C - 29°C
Mã
Mua
Bán
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm được thực hiện liên tục, góp phần kéo giảm hầu hết các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội với nhiều chuyển biến tích cực.
(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.
K. Dung (TH)
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.
Nguyễn Hoàng
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.
K. Dung