Thứ năm, 11/07/2024 - 12:56 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Trong thời gian qua, việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập đã được thực hiện ngày càng đồng bộ, đúng quy định và dần đi vào nền nếp tại các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện tại Hà Nội, công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập vẫn còn gặp một số vướng mắc, bất cập.
Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của ngành Thanh tra, Chánh Thanh tra Thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt đã chia sẻ về những khó khăn trong thực tế triển khai công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập.
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của ngành Thanh tra.
Theo đó, năm 2022, Thanh tra Thành phố Hà Nội đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai các hoạt động xác minh tài sản, thu nhập theo kế hoạch. Thực tế cho thấy, Thanh tra Thành phố đã đề nghị tất cả các cơ quan quản lý trong quá trình kiểm tra, xác minh căn cứ vào các tài sản của công dân, ví dụ như đất đai, tiền gửi ngân hàng và chứng khoán. Với cách làm năm 2022, Thanh tra Thành phố cho rằng đây là phương pháp để xác minh và phát hiện cả những tài sản mà người có nghĩa vụ kê khai nhưng không kê khai.
Chánh Thanh tra Thành phố Hà Nội cũng cho biết, năm 2023, cách thực hiện việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập đã có một số điều chỉnh. Cụ thể, Thanh tra Thành phố đề nghị các cơ quan quản lý cho ý kiến vào những loại tài sản mà người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai. Nguyên tắc này khác hẳn so với năm 2022. “Tuy nhiên chúng tôi cho rằng, phương pháp này mới chỉ là xác minh tính xác thực về nội dung tài sản kê khai, nếu làm theo phương pháp này thì có đúng nguyên tắc và đáp ứng được yêu cầu đúng quy định không?”, Chánh Thanh tra Thành phố Hà Nội chia sẻ.
Chánh Thanh tra Thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.
Những người có liên quan trong xác minh tài sản, thu nhập
Một trong những đặc thù về xác minh tài sản, thu nhập là có những khó khăn liên quan đến những người có liên quan. Thực tế, người có tài sản thường liên quan đến những người khác như vợ, chồng, con và việc hình thành tài sản có thể qua việc cho tặng, giữ hộ tài sản... Việc xác minh theo quy định là một khâu rất khó khăn do chưa có hướng dẫn cụ thể về các khuôn khổ pháp lý cũng như phương pháp tiếp cận.
Chánh Thanh tra Thành phố Hà Nội cho biết, trong thực tiễn, những người liên quan có thể hợp tác hoặc không hợp tác ở các mức độ khác nhau. Mặt khác, những hạn chế trong khuôn khổ pháp lý cũng khiến việc triển khai rất khó khăn. Đối với những người liên quan như vợ, chồng của người kê khai, tài sản có thể là cá nhân hoặc của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, do đó rất khó để kết thúc việc xác minh.
Để giải quyết triệt để vấn đề này, Chánh Thanh tra Thành phố Hà Nội cho biết sẽ có nhiều cách làm khác nhau, nhưng đôi khi lại dẫn đến vi phạm đối với người tiến hành xác minh. Vì vậy, rất mong nhận được sự quan tâm và chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam phát biểu tại Hội nghị.
Về vấn đề này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam khẳng định, khi kiểm tra xác định tài sản phải xác định rõ tính chính xác, trung thực và khách quan của người kê khai. Kiểm soát, kê khai và công khai có một số hướng để thực hiện. Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và Quyết định số 56-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập đã có những hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, Thanh tra Chính phủ đã cùng với một số địa phương tổ chức hội nghị toàn quốc để ghi nhận những ý kiến đóng góp. "Chúng tôi sẽ cụ thể hóa, kể cả việc đề nghị hoàn thiện pháp luật, thể chế liên quan để đảm bảo công khai, minh bạch và dễ thực hiện", Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam khẳng định.
Dương Nguyễn
Từ khóa:
kê khai tài sản ngành thanh tra sơ kết 6 tháng đầu năm ngành thanh tra kê khai kiểm soát tài sản thu nhập tại hà nội thanh tra thành phố hà nộiÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh