Thứ năm, 11/12/2014 - 07:59 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Từ khi chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế (2011) của Đảng và Nhà nước chủ yếu tập trung trên các mặt: Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, mà trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại; và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Thực chất, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế đã được đề cập từ rất lâu, trong đó vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã nhiều lần được đề cập trong nhiều kỳ đại hội toàn quốc của Đảng và trong thời gian gần đây các quyết tâm đẩy mạnh tái cấu doanh nghiệp nhà nước đã được thể hiện ở tất cả các cấp quản lý.
Tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 đến nay
PGS.TS. Nguyễn Văn Trình, Phó hiệu trưởng trường cán bộ TP.Hồ Chí Minh cho biết, với quyết tâm đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế với ba trụ cột là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”, với ba mục tiêu: Tái cơ cấu về tổ chức; Tái cơ cấu về tài chính; Tái cơ cấu về quản trị. Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2011 – 2013 cả nước đã tổ chức sắp xếp được 180 doanh nghiệp. Trong đó, đã tiến hành cổ phần hóa được 99 doanh nghiệp; tiến hành sắp xếp dưới các hình thức khác được 81 doanh nghiệp. Nhìn chung, việc thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn này đã diễn ra quá chậm. Trong hai năm 2014 – 2015 theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải thực hiện cố phần hóa 432 doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong ba tháng đầu năm 2014 chỉ thành lập được Ban chỉ đạo cổ phần hóa ở 146 doanh nghiệp, 26 doanh nghiệp được phê duyệt giá trị doanh nghiệp, đã tiến hành IPO được 13 tổng công ty (9 doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải và 4 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng).
Theo báo cáo của Khối các doanh nghiệp Trung ương, các doanh nghiệp nhà nước thuộc Khối có 32 đơn vị, trong đó, có 28 đơn vị thuộc đối tượng cần phải tái cơ cấu. Đến đầu năm 2014 tất cả 28 đơn vị đã hoàn thành đề án tái cơ cấu, trong đó, 24 đơn vị đã được phê duyệt đề án. Theo đó, tất cả 24 đơn vị đều được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con; trong đó có 15 công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước với 100% vốn đều lệ do Nhà nước nắm giữ và tiến hành cổ phần hóa 9 công ty mẹ. Hiện đã cổ phần hóa được 3 công ty mẹ là Công ty mẹ Tập đoàn Bảo Việt, Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty mẹ Tổng công ty Thép Việt Nam. Kế hoạch thực hiện cổ phần hóa các công ty mẹ trong năm 2014 là: Công ty mẹ Tập đoàn Dệt May, công ty mẹ Tổng công ty Hàng không Việt Nam; trong năm 2015 sẽ là: Công ty mẹ Tổng công ty Hàng hải, công ty mẹ Tổng công ty Sông Đà, công ty mẹ Tổng công ty Đầu tư nhà và đô thị Việt Nam, công ty mẹ Tổng công ty Công nghiệp Xi măng. Trong Khối có một số đơn vị công tác cổ phần hóa được triển khai rất chậm như: Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tổng công ty Đường sắt Việt
Từ đầu năm 2014, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ ban hành Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước đã quy định kiên quyết truy xét trách nhiệm đối với các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện không đúng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và đồng ý cho các doanh nghiệp nhà nước được thoái vốn với giá thấp hơn mệnh giá hoặc bán cổ phần dưới giá trị sổ sách.
Trên tinh thần triển khai Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trong các đơn vị thuộc mình quản lý. Đi đầu là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Cần Thơ….Từ đầu năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã liên tiếp tiến hành IPO các tổng công ty thuộc ngành, Bộ Xây dựng cũng đẩy mạnh IPO các doanh nghiệp thuộc bộ. TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch cổ phần hóa 29 doanh nghiệp lớn thuộc quản lý của Thành phố và vào ngày 13/3/2014 lãnh đạo 29 doanh nghiệp này đã ký cam kết hoàn thành cổ phần hóa trước 12/2015. Thành phố Hà Nội cũng đã đặt mục tiêu sắp xếp, cổ phần hóa 27 doanh nghiệp thuộc Thành phố quản lý trong năm 2014. Trong đó, cổ phần hóa 11 doanh nghiệp, 9 bộ phận doanh nghiệp, bán 2 doanh nghiệp, sáp nhập 2 bộ phận doanh nghiệp và cho phá sản 2 doanh nghiệp.
Đẩy mạnh tiến trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp một cách có hiệu quả
Để đẩy mạnh tiến trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp một cách có hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Văn Trình nhận định trong thời gian tới cần thiết giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất, Quốc hội cần thiết nhanh chóng ban hành lại Luật Doanh nghiệp Nhà nước (trước đây đã có luật riêng về doanh nghiệp quốc doanh, sau đó đã bỏ luật này khi xây dựng luật doanh nghiệp chung như hiện nay), nếu không ban hành một luật riêng để điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thì nhất thiết phải sửa đổi Luật Doanh nghiệp, theo đó phải bổ sung các điều luật riêng quy định việc điều chỉnh hoạt động và quản lý các doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với tính chất đặc thù của chế độ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, các mục tiêu, vị trí, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Thứ hai, các bộ, ngành nhanh chóng ban hành các quyết định hướng dẫn triển khai Nghị quyết 15/ NQ-CP để làm cơ sở triển khai đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, Chính phủ cần sớm ban hành các cơ chế, chính sách làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý doanh nghiệp nhà nước như: Quy chế quản trị công ty TNHH một thành viên sở hữu nhà nước, quy chế về nhà quản trị tại doanh nghiệp nhà nước 100% vốn sở hữu, doanh nghiệp nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, quy định về cổ phần hóa bộ phận các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.
Thứ ba, Chính phủ ban hành quy định rõ nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước: Nhiệm vụ kinh tế - xã hội và nhiệm vụ kinh doanh. Từ đó, xây dựng hai bộ tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, do chưa phân biệt rõ hai chức năng này nên trong hạch toán dễ dẫn đến các tiêu cực, làm méo mó thị trường.
Thứ tư, Chính phủ cần nhanh chóng thay đổi cơ chế quản lý quản lý, giám sát, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhà nước. Xóa bỏ ngay cơ chế bộ chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước, nhanh chóng thành lập cơ quan ngang bộ, chuyên trách quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Nên tái cấu trúc SCIC thành một cơ quan ngang bộ, đảm nhận việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp và bổ nhiệm một Phó Thủ tướng phụ trách. Cơ sở cho đề xuất này xuất phát từ chỗ doanh nghiệp nhà nước, dù hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, hay công ty TNHH một thành viên thì vẫn là một mô hình công ty đặc biệt về chế độ sở hữu, khác với các công ty trong các thành phần kinh tế khác. Trong doanh nghiệp nhà nước, hội đồng quản trị (hoặc hội đồng thành viên) đều là viên chức nhà nước, là người lao động ăn lương Nhà nước nên dễ nảy sinh các tiêu cực và dẫn đến thông tin bất cân xứng. Để giải quyết vấn đề này, SCIC với tư cách một cơ quan thực hiện chức năng chủ sở hữu, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp và qua đó sẽ giám sát lại hoạt động của hội đồng quản trị (hội đồng thành viên) của các doanh nghiệp nhà nước này.
Thứ năm, Chính phủ cần ban hành chính sách cho phép các địa phương được tiếp nhận vốn thu hồi được từ việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý và thành lập để địa phương tăng cường nguồn thu ngân sách địa phương phục vụ sự nghiệp đầu tư phát triển địa phương mình. Hiện nay, Chính phủ quy định các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương khi cổ phần hóa đều phải chuyển phần vốn thu hồi do bán cổ phần cho SCIC quản lý, mặc dù vốn này trước đây do ngân sách địa phương đầu tư. Đây là một vướng mắc trong cơ chế quản lý vốn sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước địa phương mà các địa phương đều lấn cấn khi tiến hành cổ phần hóa. Do đó, thời gian qua, nhiều địa phương không mặn mà lắm với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước do địa phương mình quản lý và đầu tư. Vả lại, hiện tổng vốn chủ sở hữu hiện nay của khu vực doanh nghiệp nhà nước cả nước hơn 1 triệu 100 ngàn tỷ đồng, nhưng trong đó, riêng 32 doanh nghiệp của khối doanh nghiệp trung ương quản lý đã chiếm đến 94% vốn chủ sở hữu, và chiếm đến 95% tổng doanh thu của cả khu vực doanh nghiệp nhà nước cả nước. Như vậy, vốn nhà nước ở các doanh nghiệp địa phương rất nhỏ. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ nên cho phép phần vốn thu hồi sau cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước địa phương sẽ do địa phương quản lý. Các địa phương nên hình thành nên công ty đầu tư tài chính nhà nước giống như mô hình SCIC ở địa phương. Hiện nay, TP.Hồ Chí Minh đã có Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.Hồ Chí Minh (HIFIC) thực hiện chức năng gần giống như SCIC tại TP.Hồ Chí Minh. Đồng thời, HIFIC còn thực hiện chức năng đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp và tài trợ vốn, cho các đơn vị, doanh nghiệp vay vốn ưu đãi phục vụ sự nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh./.
Nhất Anh
hangnt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững là hai nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
BS
(ThanhtraVietNam) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường yêu cầu các đơn vị triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025, VietinBank digiGOLD - tính năng mua, gửi giữ, đặt lịch nhận vàng đã được vinh danh là sản phẩm xuất sắc và công nhận đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2025”.
Hà Anh
Sở TN-MT TP.HCM đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ hồng) về cấp xã. Theo các chuyên gia, muốn chuyển việc cấp sổ đỏ, sổ hống cho cấp xã được suôn sẻ cần lưu ý một số điều.
Chuyển đổi số đã trở thành yêu cầu tất yếu để hiện đại hóa nền hành chính quốc gia. Việc chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính cần được triển khai quyết liệt, linh hoạt và lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm nhằm tạo động lực phát triển bền vững
(ThanhtraVietNam) - Lần thứ hai nằm điều trị tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tôi càng ấn tượng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng nơi đây, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Hương, Chủ nhiệm Khoa. Với tôi và nhiều bệnh nhân khác, những ngày “gắn bó” với Khoa như kỳ nghỉ dưỡng ngắn dù có lo, có đau nhưng vô cùng thoải mái như đang ở chính ngôi nhà thân thương của mình.
Vũ Minh
Sau 3 năm làm cộng tác viên hỗ trợ kỹ thuật cho dự án chuyển giao, một nông dân ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế được nhận hơn 17 triệu đồng tiền thù lao theo hợp đồng. Tiền vừa về tài khoản, anh đã nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn của nhóm cán bộ thực hiện dự án đòi... chia tiền.
(ThanhtraVietNam) - Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những tác nhân chính gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Với mong muốn đồng hành cùng các bậc phụ huynh và cộng đồng trong hành trình bảo vệ sức khỏe trẻ em, FPT Long Châu mang đến giải pháp mới giúp dự phòng RSV cho trẻ nguy cơ cao. Đây không chỉ là cam kết về chất lượng và trách nhiệm, mà còn là hành động thiết thực, chung tay vì tương lai Việt Nam khỏe mạnh.
(ThanhtraVietNam) - Giữ vững vị thế hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh cửa tại Việt Nam, vừa qua Eurowindow được xướng tên trong top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam. Danh hiệu là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực không ngừng của Eurowindow trong việc tiên phong đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, sản phẩm, thi công góp phần kiến tạo các công trình biểu tượng kiến trúc mới cho ngành xây dựng Việt Nam.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trước tình trạng thuốc giả gây bức xúc trong dư luận, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương rà soát quy định pháp luật, tăng cường trách nhiệm của cơ sở cung ứng thuốc và chính quyền địa phương.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trước tình trạng hàng giả, hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp và gia tăng trên môi trường thương mại điện tử, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát và xây dựng hành lang pháp lý mạnh mẽ hơn để bảo vệ người tiêu dùng.
PV