Tất cả chuyên mục

Xâm hại tình dục trẻ em - một thách thức!

Thứ tư, 06/05/2015 - 00:37 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) – Xâm hại tình dục trẻ em đã và đang là một thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi cần có chiến lược và giải pháp kịp thời ứng phó. Tại Việt Nam, mức độ, diễn biến, tính chất, hậu quả của tình hình xâm hại tình dục trẻ em ngày càng gia tăng, phức tạp trong thời gian qua. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và toàn xã hội phải vào cuộc để có biện pháp xử lý vấn đề này một cách hiệu quả.

Trong những năm gần đây ở Việt Nam, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng về số lượng, bình quân mỗi năm gần 1.000 em bị xâm hại tình dục.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, năm 2010 đã xảy ra 867 vụ, 923 đối tượng; năm 2011 xảy ra 940 vụ, 1.025 đối tượng; năm 2012 xảy ra 1.029 vụ, 1.278 đối tượng; năm 2013 xảy ra 1.326 vụ, 1.407 đối tượng.

Riêng trong năm 2014, toàn quốc đã phát hiện 1.885 vụ xâm hại trẻ em, gồm 2.073 đối tượng gây án. Có 1.931 trẻ em bị xâm hại (281 nam và 1.650 nữ). Đáng chú ý là số vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra nhiều với 1.544 vụ, chiếm hơn 80% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Trong giai đoạn 2008 – 2013, các cơ quan tư pháp đã xét xử sơ thẩm 8.772 vụ với 10.265 bị cáo trong đó các vụ án hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em. Nạn nhân của các vụ án xâm phạm tình dục là trẻ em chiếm tỷ lệ lớn (6.929 vụ với 7.563 bị cáo, chiếm 78,99% số vụ) và số vụ án được phát hiện, tố cáo gia tăng theo từng năm.

Xâm hại tình dục trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Nạn nhân của xâm hại tình dục có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, một số trẻ em gái mang thai ngoài ý muốn, có thể bị mất khả năng sinh sản. Khi bị xâm hại tình dục, trẻ em thường rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, xấu hổ, sống mặc cảm, không muốn giao tiếp với mọi người, ít nói, nhút nhát, học kém, một số em thường trốn học, bỏ nhà ra đi do mặc cảm. Đây cũng chính là những nguy cơ đẩy trẻ em tham gia vào tệ nạn xã hội và hoạt động tội phạm.

Vấn đề đặt ra là các quy định của Bộ luật Hình sự đối với nhóm tội xâm hại tình dục trẻ em hiện nay còn nhiều sơ hở thiếu sót, dẫn tới việc làm hạn chế hiệu quả công tác đấu tranh xử lý đối với tội phạm này. Đã xuất hiện hành vi phạm tội kiểu mới, trong đó nạn nhân bị xâm hại là trẻ em nam, đối tượng phạm tội là người đồng tính. Việc các quy định của pháp luật chưa quy định đối với các hành vi này khiến cho các vụ xâm hại tình dục trẻ em nam thiếu căn cứ xử lý, hình phạt áp dụng đối với các đối tượng phạm tội chưa tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến số vụ phạm tội tiếp tục gia tăng. Nghiêm trọng hơn, ở góc độ xã hội thì tình trạng xâm hại tình dục trẻ em nam lại là mầm mống phát triển của nhiều loại tội phạm khác như cướp tài sản, giết người, cố ý gây thương tích… do tính chất đặc biệt của nạn nhân và đối tượng gây án.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Cần bổ sung và hoàn thiện pháp luật

Tại hội thảo “Xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống” diễn ra ngày 17/4/2015 tại Hà Nội , Trung tướng, GS. TS Nguyễn Xuân Yêm – Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân cho rằng hiện nay, pháp luật về việc xử lý các hành vi xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu dựa trên các quy định của Bộ Luật hình sự, trong đó xâm hại tình dục trẻ em, với 04 tội danh: hiếp dâm trẻ em (Điều 112), cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), giao cấu với trẻ em (Điều 115) và dâm ô với trẻ em (Điều 116) được xác định là tội phạm rất nguy hiểm cho xã hội, có mức hình phạt cao.

Ngoài ra, quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong Thông tư 23 là một trong những quy định quan trọng nhằm trợ giúp, bảo vệ trẻ em khi bị phát hiện hoặc nghi ngờ có dấu hiệu bị xâm hại tình dục tại cộng đồng. Xử lý hành chính hành vi được coi là xâm hại trẻ em và hỗ trợ gia đình trẻ em là nạn nhân được được quy định tại Nghị định 91 và Thông tư 181.

Tuy nhiên, thực tế công tác thực thi pháp luật cho thấy các quy định của pháp luật vẫn còn nhiều sơ hở, nhiều vấn đề chưa được quy định đầy đủ, các hình thức xử lý chưa triệt để, thích đáng, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tội phạm xâm hại tình dục trẻ em vẫn xảy ra nhiều.

Theo Trung tướng, GS. TS Nguyễn Xuân Yêm, về chủ thể thực hiện tội phạm, các quy định về hành vi giao cấu và dâm ô với trẻ em theo quy định tại Điều 115, 116 Bộ luật hình sự mới chỉ xác định trách nhiệm hình sự với người đã thành niên. Những người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội này thì không có căn cứ xử lý. Thực tế có rất nhiều vụ phạm tội mà đối tượng phạm tội thuộc nhóm tuổi nêu trên. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm này.

Mặt khác, hiện nay quy định của Bộ luật hình sự không xác định các trường hợp nạn nhân là nam, dẫn tới việc xử lý hình sự với các vụ xâm hại tình dục trẻ em nam trở nên không đủ căn cứ pháp lý, trong hầu hết các trường hợp thì các hành vi nghiêm trọng như hiếp dâm, cưỡng dâm trẻ em chỉ phải chịu hình phạt tương ứng với hành vi dâm ô với mức hình phạt cao nhất chỉ là 12 năm.

Trung tướng, GS. TS Nguyễn Xuân Yêm cũng cho rằng, trong thực tiễn xét xử tại các Tòa án, việc xác định khung hình phạt để xử lý và quyết định hình phạt đối với người phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” theo quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự vẫn còn nhiều vướng mắc bất cập như: đối với trường hợp hành vi phạm tội đều có đủ dấu hiệu xác định khung hình phạt từ khoản 1 đến khoản 4 điều 112 Bộ luật hình sự thì việc xác định khung hình phạt nào để xử lý hành vi phạm tội này? Áp dụng khoản 3 Điều 112 Bộ luật hình sự hay áp dụng khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự. Theo quy định tại khoản 3 Điều 112 Bộ luật hình sự thì có khung hình phạt nặng hơn. Nhưng xét về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội thì hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi quy định tại khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự là cao nhất và bị xã hội lên án gay gắt hơn. Thực tiễn, các cơ quan tiến hành tố tụng thường áp dụng khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự để xử lý.

Do đó, việc nghiên cứu sửa đổi quy định về các tội phạm xâm hại tình dục trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự là một yêu cầu cấp thiết./.

Hoàng Minh

huyentt

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Nghị quyết 68: Thúc đẩy mạnh mẽ và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

K. Dung

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và 68 của Bộ Chính trị

(ThanhtraVietNam) - Sáng nay, 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

K. Dung

"Hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa Đổi mới - Khát vọng - Hành động"

(ThanhtraVietNam) - Đó là lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, sáng ngày 18/5/2025.

Tạp chí Thanh tra

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân giúp doanh nghiệp có nhiều chính sách đột phá để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế-xã hội.

Hữu Anh (TH)

Kiểm toán nhà nước kiến nghị rà soát, điều chỉnh hàng loạt chính sách về ưu đãi người có công

(ThanhtraVietNam) – Liên quan đến công tác thực hiện chính sác ưu đãi người có công, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc.

M. Phương (tổng hợp)

Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

K. Dung

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.

PV

Huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

K. Dung

Cần chú ý đến yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đại biểu và đảm bảo tính công bằng, minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lan Anh

Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng hoạt động thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.

Hữu Anh (TH)

Sửa đổi, bổ sung quy định về vận hành hồ chứa trong các tình huống bất thường, khẩn cấp về thiên tai

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

M. Phương

Chính phủ hỗ trợ Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn gần 700 tấn gạo

(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.

M. Phương

Xem thêm