Tất cả chuyên mục

Xây dựng văn bản pháp luật chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế

Thứ tư, 31/07/2013 - 07:09 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) - Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được ban hành nhưng không có giá trị trong thực tiễn là do việc xây dựng chưa xuất phát từ các yêu cầu thực tế của xã hội, không phù hợp với các quan hệ xã hội. Trong khi hiệu quả của một VBQPPL là kết quả tác động của các quy phạm pháp luật đến các quan hệ xã hội được điều chỉnh, đến các đối tượng được áp dụng.

“Văn bản càng hợp lý bao nhiêu càng dễ đi vào lòng dân. Càng đi vào lòng dân bao nhiêu thì văn bản càng có giá trị bền vững và có tính khả thi cao”. Bà Nguyễn Thái Hà, Phó Trưởng Phòng Pháp chế, CATP Hà Nội nhấn mạnh tại Hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của HĐND, UBND TP Hà Nội.Văn bản chưa sắc bén để làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tếTheo ông Đỗ Minh Sơn, Trưởng phòng Văn bản pháp quy Sở Tư pháp, những năm qua mặc dù hệ thống VBQPPL của TP Hà Nội được ban hành đã góp phần quan trọng thúc đẩy mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các văn bản vẫn chưa thực sự tạo ra một công cụ sắc bén để điều chỉnh các quan hệ xã hội và là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển đúng tầm. Nguyên nhân là do những bất cập trong hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL.Theo phản hồi của dư luận, các cơ quan theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phản biện trong xây dựng VBQPPL, ông Sơn cho rằng hiện nay việc lấy ý kiến vào dự thảo văn bản toàn là cán bộ công chức. Còn đối tượng chịu tác động của văn bản là rất hạn chế nên tính khả thi, ổn định của văn bản rất hạn chế.Đại diện Phòng Tư pháp Thanh trì cho rằng, hiện nay việc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo văn bản còn hình thức, thường lấy qua con đường hành chính bằng gửi công văn xin ý kiến đóng góp. Vì vậy Hà Nội nên làm điểm hội thảo đóng góp ý kiến cho văn bản ở một vài cơ sở, mời các chuyên gia trong các ngành đóng góp ý kiến.Từ thực tiễn hoạt động của phòng pháp chế Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội, bà Ngô Hồng Khánh, Phó Trưởng phòng Pháp chế cho biết, thực tế trong quá trình xây dựng, ban hành các VBQPPL của HĐND, UBND Thành phố việc soạn thảo văn bản được giao cho các phòng, đơn vị theo lĩnh vực được phân công. Phòng Pháp chế Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị góp ý, thẩm định nội dung văn bản, thẩm định tính pháp lý trước khi trình ký ban hành. Cán bộ trực tiếp soạn thảo văn bản là các chuyên viên làm công tác chuyên môn tại các phòng, ban, đơn vị vì vậy việc phân biệt các loại  văn bản, tính pháp lý, kết cấu, bộ cục của từng loại văn bản đôi khi còn chưa đúng.Ngoài ra, bà Khánh còn cho rằng trên thực tế, các cán bộ tham gia quy trình soạn thảo VBQPPL bên cạnh công việc soạn thảo VBQPPL còn phải thực hiện rất nhiều công việc chuyên môn khác của các cơ quan, đơn vị. Những công việc đó thường có những lợi ích vật chất có thể cao hơn nên họ thường dành cho các công việc đó sự quan tâm nhiều hơn. Vì thế thời gian đầu tư cho công tác soạn thảo văn bản sẽ ít hơn dẫn đến chất lượng của các văn bản được soạn thảo sẽ kém đi.Đề xuất xử phạt xe không chính chủ đã gây sự không đồng tình trong dư luận.Ảnh minh họaCán bộ pháp chế cần nâng cao kiến thức chuyên mônBà Ngô Hồng Khánh đề xuất, Hà Nội là đô thị đặc biệt, có dân số đông, hoạt động quản lý đa dạng và hết sức phức tạp vì vậy số lượng biên chế của phòng pháp chế cần tăng hơn so với các địa phương khác để đáp ứng tốt yêu cầu công tác, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.Ngoài ra, cán bộ tham gia soạn thảo văn bản phải là người có trình độ và am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ công tác văn bản để soạn thảo VBQPPL và trước hết phải phân biệt các loại văn bản, tính pháp lý, kết cấu, bố cục của từng loại văn bản. Có như vậy dự thảo VBQPPL mới đảm bảo nội dung và hình thức văn bản. Cán bộ tham gia soạn thảo và thực hiện công tác pháp chế, ngoài việc phải nắm vững các chính sách về công tác chuyên môn, phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng soạn thảo văn bản.Bà Tống Thị Thanh Nam, Trưởng phòng Kiểm tra văn bản Sở Tư pháp đề xuất để hoàn thiện thể chế đảm bảo cho hoạt động kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cần có cơ chế thu hút chuyên gia, cán bộ công chức giỏi; có cơ chế thu hút nguồn ngân sách từ bên ngoài; có cơ chế, tiền lương, phụ cấp nghề phù hợp; cần sớm quan tâm chỉ đạo kiện toàn, củng cố tổ chức pháp chế, tránh sự quá tải, chồng chéo các chức năng nhiệm vụ. Đổi mới cách thức đào tạo cho cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản theo hướng tập trung hơn, tăng cường tập huấn kỹ năng tình huống, trên cơ sở khảo sát và nhu cầu của đối tượng đào tạo.Cũng bàn về giải pháp, ông Nguyễn Hồng Tuyến, Hội Luật gia TP Hà Nội cho rằng để nâng cao chất lượng văn bản thì cần phải thực hiện đúng quy trình, khảo sát thực tiễn, tổng kết đánh giá tác động của chính sách đối với xã hội cho sự phát triển kinh tế xã hội, thực tế nhiều văn bản chưa đánh giá tác động nên nhiều chính sách của Hà Nội chưa vào cuộc sống. Phải lấy ý kiến rộng rãi của đối tượng chịu sự tác động của chính sách, pháp luật xem họ góp ý sau đó mới bắt tay vào xây dựng đề cương thì văn bản mới đi vào cuộc sống mới có cơ sở xây dựng.Đặc biệt, theo ông Tuyến người xây dựng pháp luật phải có tiêu chuẩn tri thức chuyên môn, tri thức chính trị, có đạo đức trong sáng, có năng lực thực tiễn, có trình độ nghiên cứu biên soạn chứ không phải luật gia nào cứ có trình độ cử nhân luật là tham gia được vào công tác xây dựng pháp luật. Một văn bản luật không khác gì một công trình nghiên cứu khảo sát do đó người nghiên cứu phải như một nhà khoa học, về chính sách cũng phải đối xử với họ như một nhà khoa học./.

Quang Vững

nguyenthuhang

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Phát hiện 222 vụ, 437 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ

(ThanhtraVietNam) - Các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm được thực hiện liên tục, góp phần kéo giảm hầu hết các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội với nhiều chuyển biến tích cực.

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.

PV

Xem thêm