Thứ hai, 12/05/2014 - 09:50 (GMT+7)
Có một cô giáo thật... lạ lùng. 22 năm trời đau đáu với một bài giảng mà cô cho rằng “mình đã thất bại” khi không thể nào diễn tả hết ý “một bài lịch sử quá đồ sộ và hấp dẫn”.
Cô Minh với nhiều sáng kiến dạy môn lịch sử để thu hút học sinh - Ảnh: Đ.Cường
Có người hỏi tôi sợ gì, tôi chỉ sợ không được dạy sử, sợ vắng học sinh chắc tôi sẽ buồn mà chết mất. Dạy môn gì cũng cần giáo viên có đam mê, nhưng với môn sử thì niềm đam mê đó phải nhân lên gấp bội, nhất là trong thời buổi hiện nay" Và cho đến một ngày cô đã tìm ra cách dạy được bài dạy sử ấy... Cô Nguyễn Thị Kim Minh |
Trong căn phòng bộ môn lịch sử của Trường THCS Trần Quý Cáp (Q.Cẩm Lệ, Đà Nẵng), một tốp học sinh lớp 6 vây quanh cô Nguyễn Thị Kim Minh. Cả nhóm chăm chú, lắng nghe từng câu chữ của bài “Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng” mà cô Minh đang lý giải trên tập giấy có in hình đồ họa màu sắc rất đẹp. Khi đến từng phần tường thành, công sự, dòng sông, thành trung, bộ binh, thủy binh... cô Minh lại giở từng trang giấy in hình thành Cổ Loa để minh họa. Những trang ảnh với màu sắc, hình ảnh toàn cảnh, cận cảnh sinh động sắc nét khiến học sinh rất thích thú. Công Hoàng - học sinh lớp 6/1 - chia sẻ: “Nhìn hình ảnh cô Minh dạy dễ nhớ, dễ học và thú vị hơn trên sách nhiều. Tụi em hình dung rất rõ rệt về thành Cổ Loa là như thế nào”.
Cô Minh tâm sự thêm: “Hiện đang vào mùa thi học kỳ. Đây chỉ là một nhóm học sinh của trường tự đến phòng bộ môn lịch sử để tìm hiểu. Còn bình thường nếu vào giờ học, tôi sẽ trình chiếu hình ảnh trên máy chiếu, lung linh và sinh động như thật. Đến phần nào của thành Cổ Loa chỉ cần click chuột là sẽ hiện ra”.
51 tuổi, cô giáo gốc Hà Nội này vẫn giữ được lối nói chuyện “rất có lửa” và dễ dàng lôi cuốn người đối diện. Cô Minh nhẩm tính đến mốc năm 2010 là đúng 22 năm đứng trên mục giảng. “Và tôi có một bài giảng thất bại 22 năm - đó là bài Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng” - cô Minh thừa nhận. Cô Minh nói rằng một bài lịch sử quá đồ sộ và hấp dẫn nhưng chỉ có 45 phút để giảng thì chẳng khác nào thầy bói xem voi. Giáo viên vẽ minh họa lên bảng để minh họa nhưng cũng chỉ là vẽ cho vui vì làm sao diễn tả cho được một công trình kỳ vĩ được xây dựng bằng đất. Vừa có thành nội, thành ngoại, vừa có đường sông, đường hầm thông ra đầm... “Tôi tự nhận mình thất bại với bài này. Khi đi trong đoàn thanh tra công tác chuyên môn tôi còn “thách” những đồng nghiệp của mình nếu ai dạy bài này thành công tôi sẽ bái phục là giáo viên giỏi ngay” - cô Minh nói.
Và mãi từ năm 2011 trở đi, cô Minh mới tự tin khẳng định mình đã vượt qua được bài giảng thất bại.
Chuyện “xây thành”
Năm đó cũng dịp tháng 5 này, cô Minh phải vất vả suốt ngày để chạy đi tìm một học sinh lớp 9 vì nghiện chơi game bỏ học. Bám theo miết thì cậu học sinh này vào một tiệm game. Cô Minh cũng vào tiệm, kéo ghế lại ngồi bên cạnh hỏi học sinh: “Em chơi gì mà ham quá vậy?”. Học sinh trả lời: “Dạ! Em chơi game bảo vệ thành”. Nghe học trò nói, nhìn lên màn hình máy tính cô Minh như vỡ lẽ về bài dạy sử mà mình đau đáu suốt hơn 20 năm qua. “Lúc đó tôi bắt đầu có ý tưởng dùng thiết kế đồ họa để mô phỏng thành Cổ Loa” - cô Minh thổ lộ.
Điều cô Minh băn khoăn nhất là vẫn chưa tìm ra cách thiết kế đồ họa xây dựng thành Cổ Loa. “Trong game thường có lệnh xây thành và mình phải tìm ra lệnh đó mới có thể xây thành được. Việc dựng thành trên máy tính nhưng phải đúng sơ đồ, quy chuẩn như sách giáo khoa, chân thành to, trên thành nhỏ, hình xoắn ốc... Vì thế tôi phải ra Hà Nội nhờ con trai hướng dẫn. Chưa xong, lại về ĐH Bách khoa Đà Nẵng nhờ hẳn một sinh viên cùng tôi hì hụi suốt cả tháng để thiết kế đồ họa” - cô Minh cho biết. Và cô Minh đã xây dựng thành công mô hình thành Cổ Loa. Theo cô Minh, nếu trước đây học sinh nhìn vào sách chỉ có vài đường nét vẽ đơn sơ về thành Cổ Loa, thì nay với việc ứng dụng đồ họa, học sinh có thể chiêm ngưỡng công trình bằng đất của cha ông thật sinh động trên màn hình.
Và đề tài “Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng” của cô Minh đã đoạt giải nhì hội thi sáng tạo khoa học toàn quốc năm 2011. Nhưng điều cô Minh vui nhất là: “Mỗi lần đến giờ học các em lại hào hứng, có em nhảy cẫng lên khi thấy hình thành Cổ Loa được chiếu. Thậm chí khi hết giờ học, nhiều em còn ngồi lại nói cô cho em xem lại hình”.
Theo Đoàn Cường
Tuổi trẻ
Dạy sử phải luôn tươi mới Với câu hỏi: “Khi thiết kế bài học cho học sinh dựa vào game, trong khi game đang là vấn đề nhức nhối và bị xem là tiêu cực trong đời sống, cô có ngại điều đó không?”, cô Minh nói: “Vì sao học sử học sinh dễ chán nhưng nhìn vào game thì mê? Vấn đề là dùng game để phục vụ bài học sinh động cuốn hút chứ không phải là khuyến khích học sinh chơi game”. Vì thế năm 2012-2013, cô Minh tiếp tục ứng dụng đồ họa game và hoạt hình cho bài lịch sử “Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền”. Với sự kiện, cô Minh còn lồng tiếng của mình và học sinh vào bài dạy. Cô Minh còn sưu tầm phim hoạt hình về cắt, dán lại để làm hình ảnh động chiếu cho học sinh. Cô Minh nhận định: “Dạy sử phải luôn tươi mới, phá cách mới hấp dẫn học sinh được”. Mua tiền cổ về để dạy sử Nhìn vào phòng bộ môn lịch sử của Trường Trần Quý Cáp giống như một bảo tàng lịch sử thu nhỏ. Chỉ tay vào tủ đựng các loại tiền cổ, tiền cũ, cô Minh cho biết: “Có tờ tiền tôi phải bỏ 1,5 triệu đồng để mua về trưng bày ở đây. Khi dạy lịch sử cho học sinh, để các em cầm trên tay, nhìn bằng mắt thật như vậy mới hấp dẫn được”. Không chỉ vậy, trong những lần cùng gia đình đi Huế, cô Minh còn gùi về cả túi chum chén để làm dụng cụ phục vụ việc dạy sử. Thầy Nguyễn Văn Bảy - hiệu trưởng nhà trường - nhận định: “Môn sử ai cũng nói được nhưng quan trọng là sự khác biệt và cô Minh làm nên điều đó bằng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy nên học sinh rất thích thú”. Theo thầy Bảy, cô Minh không chỉ đi đầu trong sáng tạo dạy học, mà từ 3-4 năm nay năm nào cô cũng có đề tài khoa học nhận giải TP, quốc gia và được ứng dụng vào thực tế. Thầy Bảy cũng cho biết thêm phòng bộ môn lịch sử của trường hiện là phòng duy nhất đạt chuẩn quốc gia của Đà Nẵng. |
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thanh phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông thực phẩm.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025 - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam” tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Đây là một trong những biện pháp được UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 11/05, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể hội nông dân phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức đưa vào sử dụng công trình nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn Kênh đường Cầm.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản chỉ đạo hỏa tốc các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, thách thức đang đặt ra.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) trong năm 2025 và các năm tiếp theo, với mục tiêu rõ ràng là lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PV
(ThanhtraVietNam) - Cùng BAC A BANK khám phá cách sử dụng thẻ tín dụng tối ưu để biến mọi giao dịch chi tiêu thành cơ hội nhận Combo hoàn tiền & miễn phí thường niên 02 năm đầu tiên.
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
VietinBank
(ThanhtraVietNam) – Chủ tịch UBND Tp Huế yêu cầu tập trung triển khai công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo dõi, giám sát thị trường nhằm phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng
T.H
(ThanhtraVietNam) - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững là hai nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
BS