Thứ năm, 22/08/2024 - 13:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - “Việt Nam - Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng không thể tách rời và Khu Di tích quốc gia đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch chính là một phần quan trọng không thể thiếu, làm cho biểu tượng ấy càng thêm sinh động và gần gũi”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dành những lời lắng đọng như vậy khi nói về Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Bởi vì, trong 55 năm qua, gần 90 triệu đồng bào trong nước và khách quốc tế đã tới Khu Di tích tham quan, học tập; 70-80% các đoàn ngoại giao cấp cao đến Hà Nội là đến thăm nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch.
Bà Lê Thị Phượng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: K. Dung
Khu Di tích thực sự là "địa chỉ đỏ" của đất nước, là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”. Đó là những đóng góp vô cùng lớn lao, rất đáng tự hào trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Nhằm hướng đến kỷ niệm 55 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, 55 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2024) và 70 năm Bác về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch (1954-2024), ngày 22/8/2024, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Lễ Kỷ niệm và khai mạc triển lãm “55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2024)”.
Khu Di tích với vị thế là một trong 10 di tích đầu tiên trong cả nước được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 1, năm 2009), là di tích đầu hệ trong hệ thống các di tích lưu niệm về Bác Hồ. Ảnh: K. Dung
Đây là dịp tri ân sâu sắc những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong 15 năm cuối đời tại Khu Phủ Chủ tịch. Qua đó, một lần nữa khẳng định những giá trị vô giá đã được bảo tồn và phát huy tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trong suốt chặng đường 55 năm qua.
Triển lãm “55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2024)” gồm 3 phần: (1) Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - Nơi gắn bó với Bác Hồ trong 79 mùa xuân; (2) Công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích từ năm 1969 đến 1992; (3) Công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích từ năm 1992 đến nay. Ảnh: K. Dung
Lễ Kỷ niệm là dịp để tri ân các tập thể và cá nhân đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích. Đây cũng là cơ hội để tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời lan tỏa những giá trị này đến đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế.
Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm này, Khu Di tích tổ chức trao giải thưởng của Hội thi “Thuyết minh viên tại điểm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” và Cuộc thi nhiếp ảnh “Vẻ đẹp Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”. Đây là những hoạt động ý nghĩa, góp phần làm sống động hơn hình ảnh, giá trị và vị thế của Khu Di tích trong lòng công chúng.
Khu Di tích đang trưng bày những bức ảnh đạt giải Cuộc thi nhiếp ảnh “Vẻ đẹp Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”. Ảnh: K. Dung
Trong những năm tháng sống và làm việc tại Khu di tích Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân loại không chỉ là một kho tàng lý luận quý báu mà còn là những di sản phản ánh chân thực, sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách cao đẹp của Người.
Trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm, Triển lãm “55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2024)” được khai mạc không chỉ là dịp tuyên truyền, quảng bá về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những năm tháng Người đã sống và làm việc tại đây, mà còn là cơ hội để nhìn lại những thành tựu đã đạt được trong suốt chặng đường dài, tiếp thu những kinh nghiệm quý để tiếp tục bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt - di tích đầu hệ trong hệ thống di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại buổi Lễ, bà Lê Thị Phượng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch nhấn mạnh: “Điều còn lại, sau dòng chảy của thời gian, chính là trầm tích văn hóa thấm sâu vào tâm thức cộng đồng và hiện hữu trong di sản. 55 năm nhìn lại mỗi chúng ta càng có cái nhìn thấu suốt hơn về sự tận tụy sớm khuya của các thế hệ viên chức, người lao động trong sự nghiệp giữ gìn, phát huy di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đây không chỉ là công việc, là trách nhiệm, nghĩa vụ mà trên hết, trước hết đó là tình cảm kính yêu dâng lên Bác, là khát vọng nung nấu, là mong mỏi tha thiết được bảo tồn, giữ gìn tốt nhất di sản của Người và lan tỏa sâu rộng hơn muôn vàn tình thân yêu Người để lại nơi này đến với đông đảo đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế.”
Tin tưởng rằng, trong chặng đường mới, với bản lĩnh, sự năng động, sáng tạo, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ tiếp tục nỗ lực khẳng định vị thế Di tích quốc gia đặc biệt, di tích đầu hệ trong hệ thống các di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh như lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu: “Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là một địa chỉ hết sức thiêng liêng, là nơi mọi người dân trong nước và bạn bè quốc tế đến để tưởng nhớ Bác, hiểu biết về công lao to lớn của Bác và đặc biệt là nơi học tập, làm theo tấm gương vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đây, mỗi người đều lắng đọng, suy ngẫm về bản thân để tu dưỡng, rèn luyện và làm việc xứng đáng với Bác”.
K. Dung
Từ khóa:
chủ tịch hồ chí minh tổng bí thư nguyễn phú trọng khu di tích chủ tịch hồ chí minh Tổng Bí thư Chủ tịch nước Tô Lâm khu di tíchÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh
Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian và chi phí tuân thủ, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
P.V
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
K. Dung