Thứ hai, 29/05/2023 - 15:48 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Với những thuận lợi về khí hậu, đất đai, nguồn nước, nông nghiệp nước ta trong những năm qua đã phát triển theo hướng thương mại đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó nông nghiệp nước nhà vẫn gặp những khó khăn nhất định, để phát triển bền vững ngành nông nghiệp Chính phủ, các cấp các ngành và Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp quan trọng.
Từ những khó khăn của ngành sản xuất nông thủy sản Việt
Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế, xã hội của Việt Nam duy trì tăng trưởng ổn định, giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong cơ cấu kinh tế, đến năm 2022, khu vực nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng tới 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%…
Ngành nông nghiệp nước nhà trong quá trình phát triển đã gặp nhiều khó khăn cần được sớm khắc phục. Đối với ngành thủy sản, hiện nay tôm và cá tra đang đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc như: Hạn chế trong liên kết giữa nuôi với thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ; nghề đánh bắt còn nhiều bất cập, nghề nuôi trồng thì phát triển chưa bền vững. Đối với ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng còn nhiều khó khăn về quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, đầu ra cho sản phẩm chưa bền vững. Đa số người nông dân thường quan tâm đến sản xuất, chưa chú trọng đến việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm…
Cần sớm khắc phục khó khăn, phát triển ngành Nông nghiệp
Bên cạnh đó, quy luật được mùa rớt giá nông sản, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm… dẫn đến việc nuôi trồng nông thủy sản gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, việc tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Không ít doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản ở một số địa phương chưa nắm bắt kịp các tiêu chuẩn, biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất khẩu… theo yêu cầu của các nước nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thủy sản.
Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng, logistic, dịch vụ phụ trợ phát triển chưa tương ứng tại một số vùng sản xuất nông nghiệp. Đơn cử như Đồng bằng Sông cửu Long, nơi chưa có nhiều vùng nuôi tôm tập trung, quy mô trang trại, hệ thống cảng biển đón tàu container chưa phát triển cũng như hệ thống cung ứng và phân phối vật tư, nguyên liệu phải qua nhiều khâu trung gian khiến cho giá thành sản xuất còn cao và khó cạnh tranh. Đây là những trở ngại căn bản làm xuất khẩu thủy sản của vùng khó bắt kịp với xu hướng hiện nay khi mà thị trường thế giới ngày càng quan tâm nhiều đến an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cũng như phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Đến những nỗ lực tìm giải pháp nâng tầm nông thủy sản Việt
Từ thực tiễn trên, Chính phủ và bộ, ngành, địa phương cũng như ngân hàng Agribank trong nhiều năm qua đã cùng chung tay đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững ngành Nông nghiệp nước nhà. Hiện nay, Chính phủ đang đẩy mạnh chương trình tái cơ cấu toàn diện ngành Nông nghiệp trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức của giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình truyền thông, hội thảo, tọa đàm về các giải pháp phát triển nông thủy sản Việt đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các đơn vị triển khai. Agribank luôn chủ động và tích cực đồng hành cùng các đơn vị trong việc tổ chức các chương trình truyền thông, hội thảo về phát triển nông nghiệp. Agribank phối hợp với báo Tuổi trẻ tổ chức Chương trình truyền thông sự kiện trọng điểm "Phát triển ngành công nghiệp nuôi trồng thủy hải sản: Giảm khai thác - tăng nuôi trồng"; Chương trình Hội thảo "Giảm khai thác - tăng nuôi trồng", Hội thảo "Nghề nuôi biển - Chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp", Hội thảo "Phát triển chuỗi liên kết, nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt". Mới đây, ngày 27/4/2023, tại Cần Thơ, Agribank tiếp tục đồng hành tổ chức "Hội thảo nâng tầm nông thủy sản Việt" cùng báo Người Lao Động.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực nông nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp để phát triển bền vững nền nông nghiệp nước nhà
Tại Hội thảo, các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực nông nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp để phát triển bền vững nền nông nghiệp nước nhà: Cần hình thành vùng sản xuất chuyên canh cây nông nghiệp với quy mô lớn; cải thiện chất lượng sản phẩm thu hoạch và sau thu hoạch; thúc đẩy mô hình liên kết doanh nghiệp – nông dân; cải thiện hoạt động maketing; phát triển sản phẩm nổi bật cho từng địa phương; xây dựng thương hiệu riêng của doanh nghiệp, cá nhân và thương hiệu quốc gia; đầu tư mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản, ứng dụng và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp…
Cũng tại các Hội thảo, Agribank luôn khẳng định đáp ứng đầy đủ nguồn vốn để phát triển ngành Nông nghiệp nước nhà. Cụ thể, tại “Hội thảo phát triển chuỗi liên kết, nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt” bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng Giám đốc Agribank khẳng định: "Agribank luôn có đủ nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển nông nghiệp đặc biệt dành cho các dự án nông nghiệp xanh, các dự án đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển bền vững, trong đó có các dự án về thủy hải sản...". Cũng tại "Hội thảo nâng tầm nông thủy sản Việt", một lần nữa ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam Bộ khẳng định: Hoạt động tín dụng của Agribank trong lĩnh vực nông - thủy sản đôi khi gặp nhiều rủi ro liên quan đến giá cả, thời tiết, dịch bệnh... Tuy nhiên, với sứ mệnh phục vụ tam nông, Agribank luôn đồng hành, sẻ chia với khách hàng. Agribank tiếp tục ưu tiên và có giải pháp cụ thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ tam nông, khách hàng bán lẻ, khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa và tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực "xanh", bảo vệ môi trường theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời gian tới nền nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới, khả quan
Với sứ mệnh phục vụ tam nông, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Agribank luôn nghiêm túc thực thi các chương trình tín dụng chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới, các chương trình phát triển bền vững kinh tế biển… Agribank đã cung ứng trên 220 sản phẩm dịch vụ hiện đại, tiện ích phục vụ hơn 20 triệu khách hàng có tài khoản thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và trên 4 triệu khách hàng vay vốn trên khắp mọi vùng miền cả nước. Agribank đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế, trong đó gần 70% tổng dư nợ cho vay của Agribank là phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng “Tam nông” tại Việt Nam.
Chỉ tính riêng tại khu vực ĐBSCL, tính đến tháng 4/2023, tổng vốn huy động Agribank đạt 187 ngàn tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 224 ngàn tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 184 ngàn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng trên 82% tổng dư nợ). Riêng cho vay đối với các lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản đạt gần 89 ngàn tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp đạt 66 ngàn tỷ đồng, ngành Thủy sản (khai thác, nuôi trồng, sản xuất giống) đạt 23 ngàn tỷ đồng với gần 380 ngàn khách hàng.
Trên thực tế, trong nhiều năm qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát triển, nông nghiệp được mở rộng sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển sản phẩm OCOP… Agribank là một trong những đơn vị chủ động và tiên phong dành nguồn vốn phát triển nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Trong thời gian tới, cùng với sự nỗ lực chung tay của Chính phủ, các cấp các ngành, các địa phương và sự chủ động hỗ trợ về nguồn vốn từ Agribank cũng như các ngân hàng thương mại, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới, khả quan.
Thanh Bình Agribank
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 08/2025/QĐ-TTg ngày 4/4/2025 về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg ngày 17/03/2025 phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
M. Phương (TH)
(ThanhtraVietNam) - Năm 2025, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh sẽ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của 20 người tại 8 cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó huyện Lương Tài được lựa chọn với 2 cá nhân thuộc diện kiểm soát.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Hơn 300 hộ dân tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, đã chờ đợi đất dịch vụ và đất giãn dân từ năm 2007. Tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2025, Thanh tra Chính phủ cùng các cơ quan chức năng quyết tâm giải quyết vướng mắc kéo dài, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Được khởi công xây dựng từ tháng 7/2020, dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Thế nhưng, đến nay dự án xây dựng trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa được bàn giao, đưa vào sử dụng.
Minh Châu
(ThanhtraVietNam) - 70 năm trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi ngành y tế, có lẽ không ai hình dung được rằng từ những cuốn sổ khám bệnh lem mực, những hàng người dài chờ đợi trong trạm xá nhỏ bé, ngành y Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của chuyển đổi số.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng tôi có cơ hội trò chuyện với TS. Phạm Như Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, một trong những bác sĩ tiên phong trong lĩnh vực điện sinh lý học và tạo nhịp tim tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với hành trình hơn 30 năm gắn bó với ngành y, ông không chỉ là người thầy, người bác sĩ tận tâm, mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ. Từ cơ duyên đến với nghề, những ca bệnh để đời, đến tầm nhìn phát triển y tế tim mạch, câu chuyện của ông là minh chứng sống động cho tinh thần “lương y như từ mẫu”.
Lan Anh (thực hiện)
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là hướng dẫn cụ thể về thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng như công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực trong bối cảnh tổ chức bộ máy nhà nước được sắp xếp lại.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) – Căn cớ là từ việc điều chỉnh quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình (tỉnh Bắc Ninh) chồng lên phần diện tích đất mà Công ty Đông Đô đang sử dụng sẽ gây thiệt hại và khó khăn cho hoạt động của đơn vị, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý.
Minh Châu
(ThanhtraVietNam) – Trong kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật và nghị quyết quan trọng nhằm tiếp tục cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn đời sống và sản xuất, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Đây là một quyết định có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi theo hướng dựa vào tri thức, công nghệ và sáng tạo.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, Quốc hội đã đưa ra một nghị quyết quan trọng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cho đất nước. Đây là một quyết sách có tầm nhìn chiến lược hướng đến các chỉ tiêu tăng trưởng và đặt nền tảng cho sự ổn định lâu dài.
Lan Anh