Chủ nhật, 02/01/2011 - 12:38 (GMT+7)
Theo Tổng cục Thống kê, mức nhập siêu hàng năm của VN tương ứng với các năm từ năm 2000 đến 2009 là: 1,154 tỉ; 1,189 tỉ; 3,04 tỉ; 5,107 tỉ; 5,484 tỉ; 4,314 tỉ; 5,065 tỉ; 14,203 tỉ; 18,209 tỉ; và 12,853 tỉ USD. Nhập siêu năm 2010 là 12,4 tỉ USD (bằng 17,32% tổng xuất khẩu).
Tỉ lệ nhập siêu trên kim ngạch nhập khẩu của các năm tương ứng là: 2000: 7,97%; 7,91%; 18,19%; 25,34%; 20,71%; 13,3%; 12,72%; 29,25%; 28,76 % và 2009: 22,51%. Có thể thấy mức độ nhập siêu/xuất khẩu là rất lớn (Các năm 2000, 2001, 2002, 2005, 2006 và 2010 là dưới 20%, còn của 5 năm còn lại đều trên 20%). Mức 2007 và 2008 gần 29%.Các số liệu trên chỉ liên quan đến xuất-nhập khẩu hàng hoá, chưa nói đến xuất-nhập khẩu dịch vụ (chủ yếu là vận tải và du lịch), mà chúng ta cũng nhập siêu tuy ở mức độ ít hơn (thí dụ, nhập siêu dịch vụ của năm 2008 và 2009 là 0,95 tỉ và 1,133 tỉ USD).Căn bệnh này nằm trong cơ cấu của nền kinh tế, và vì thế không tái cơ cấu nền kinh tế thì sẽ khó cải thiện nổi.Ngày 28 và 29-12-2010, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã có hội thảo tại Huế bàn về “tái cơ cấu đầu tư công” ngoài các mục tiêu khác cũng có mục tiêu tìm cách cải thiện bất cân đối xuất nhập khẩu này.Nguyên nhân sâu xa về nhập siêu nằm ở đâu? Không trả lời được cho các câu hỏi này thì khó có thể tìm ra cách cải thiện tình hình.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài (FDI) luôn luôn xuất siêu, tức là xuất nhiều hơn nhập, nếu tính cả xuất dầu thô (xuất dầu thô của các liên doanh và công ty có vốn đầu tư nước ngoài được Tổng cục Thống kê tính cho khu vực FDI).Tỉ lệ xuất khẩu của khu vực FDI trên tổng xuất khẩu từ 2003 đến nay đều trên 50%; năm 2006 đạt mức cao nhất 57,9% và mấy năm gần đây là 55,1% (2008) và 53,2% (2009) trong khi tỉ lệ nhập khẩu trên tổng nhập khẩu của khu vực FDI từ năm 2000 đến nay chưa bao giờ vượt quá 37,3% (năm 2009).Nói cách khác, khu vực kinh tế trong nước luôn nhập nhiều hơn 63% tổng nhập khẩu và luôn xuất ít hơn 50% tổng xuất khẩu.Như thế khu vực kinh tế trong nước là khu vực chính gây ra căn bệnh mất cân đối thương mại trong 10 năm qua. Nếu trừ xuất khẩu dầu thô, thì vài năm trở lại đây khu vực FDI cũng nhập siêu.Trong khu vực doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò thế nào trong căn bệnh nhập siêu?Bốc xếp hàng nhập khẩu. Ảnh: TLĐáng tiếc số liệu của Tổng cục Thống kê không chi tiết để có thể phân số lượng xuất nhập khẩu ra theo tiêu chí: khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân trong nước.Nhìn vào cơ cấu các mặt hàng xuất và nhập khẩu và phỏng đoán các loại mặt hàng nào do khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân làm ra, tôi đi đến phỏng đoán khu vực doanh nghiệp nhà nước là tác nhân chính gây ra căn bệnh nhập siêu này.TS Vũ Thành Tự Anh đánh giá rằng trừ xuất khẩu dầu thô và than, thì các doanh nghiệp nhà nước đóng góp khoảng 15-20% của tổng xuất khẩu.Trong hội nghị nêu trên ở Huế, có hai tác giả của Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá rằng “doanh nghiệp nhà nước chiếm 17,6% trong tổng xuất khẩu của nền kinh tế, lấy trung bình cho giai đoạn 2004-2009”.Họ cũng tiến hành phân tích các tác động gián tiếp của hiện tượng “doanh nghiệp nhà nước gây ra nhập siêu”.Các số liệu thống kê cho thấy nhập siêu của cả nền kinh tế có độ tương quan mạnh với đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước. Lý do chủ yếu là do các doanh nhiệp nhà nước có động cơ nhập nhiều do ràng buộc ngân sách mềm.Các khoản ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước làm cho sản phẩm của họ có giá cao hơn thị trường, các sản phẩm này lại được dùng làm đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu khác, khiến cho xuất khẩu kém cạnh tranh hơn và càng có tác động xấu đến xuất khẩu nói chung hay cũng làm tăng nhập siêu.Việc mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước có tác động lấn át khu vực tư nhân cũng làm cho xuất khẩu của khu vực tư nhân và xuất khẩu của Việt Nam nói chung kém cạnh tranh hơn hay làm trầm trọng thêm bệnh nhập siêu của cả nền kinh tế.Các chuyên gia cho rằng đồng tiền VN bị định giá cao so với các ngoại tệ khác chỉ có lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu (mà phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước) nên cũng làm bệnh nhập siêu trầm trọng hơn.Có thể thấy, chẳng những các doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh nhập siêu, mà các tác động phụ, gián tiếp của đầu tư trong khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng làm cho căn bệnh nhập siêu thêm trầm trọng hơn.Đấy là thực tế dựa trên các số liệu thống kê của Nhà nước: Khu vực doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh nhập siêu suốt hàng chục năm qua.
Theo Lao động
dotuanh
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ gia tăng ca mắc COVID-19 tại Việt Nam sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5 do biến thể phụ XBB.1.16 lây lan nhanh, dù chưa ghi nhận ca nặng. Trên thế giới, Thái Lan đối mặt đợt bùng phát với hơn 53.000 ca từ đầu năm, trong khi số ca toàn cầu giảm mạnh.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thanh phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông thực phẩm.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Trước tình hình thực phẩm giả, kém chất lượng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành và địa phương đồng loạt ra quân, siết chặt quản lý an toàn thực phẩm. Trọng tâm của đợt này là quyết liệt ngăn chặn thực phẩm giả, nhất là sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện thị trường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025 - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam” tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Đây là một trong những biện pháp được UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 11/05, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể hội nông dân phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức đưa vào sử dụng công trình nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn Kênh đường Cầm.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản chỉ đạo hỏa tốc các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, thách thức đang đặt ra.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) trong năm 2025 và các năm tiếp theo, với mục tiêu rõ ràng là lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PV
(ThanhtraVietNam) - Cùng BAC A BANK khám phá cách sử dụng thẻ tín dụng tối ưu để biến mọi giao dịch chi tiêu thành cơ hội nhận Combo hoàn tiền & miễn phí thường niên 02 năm đầu tiên.
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
VietinBank