Thứ hai, 22/06/2015 - 14:09 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) – “Một trong những nguyên nhân sâu xa của bất bình đẳng giới chính là ảnh hưởng của khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới. Những khuôn mẫu và định kiến này cũng là những biểu hiện của bất bình đẳng giới, yếu tố đang gây những cản trở và khó khăn rất lớn cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Xa hơn và nguy hiểm hơn nữa, những khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới còn là thủ phạm của nhiều tội ác và bất hạnh, những vấn đề mà xã hội và hệ thống tư pháp của Việt Nam đang phải tìm cách đẩy lùi và ngăn chặn một cách hiệu quả…” TS Đào Lệ Thu, Đại học Luật Hà Nội chia sẻ về vấn đề ảnh hưởng của khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới đối với hệ thống tư pháp .
Bên cạnh đó, “Định kiến giới, một trong những yếu tố góp phần duy trì tình trạng bạo lực đối với phụ nữ đã ăn sâu vào văn hóa Việt Nam và có tác động tới những người công tác trong hệ thống tư pháp hình sự.” Ảnh hưởng của định kiến giới trong bài trình bày này sẽ được tiếp cận từ hai độ: góc độảnh hưởng đối với người dân khi muốn tiếp cận hệ thống tư pháp và góc độảnh hưởng đối với cơ quan tư pháp khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nhìn chung hệ thống pháp luật của Việt Nam có thể được xem là bảo đảm quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Hiến pháp của Việt Nam năm 2013 tiếp tục khẳng định quyền bình bẳng giữa nữ và nam về mọi mặt và nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới (Điều 26). Theo đó, Nhà nước ghi nhận trách nhiệm bảo đảm quyền, cơ hội bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nhiều văn bản pháp luật khác trên cơ sở đó cũng đã thể hiện được tinh thần bình đẳng giới của Hiến pháp, như: Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, v.v…Tuy nhiên, ở một số khía cạnh nào đó, những quy định của pháp luật vẫn chưa tạo một khả năng đầy đủ cũng như chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận hệ thống tư pháp, mà một trong những nguyên nhân có thể là do còn chịu ảnh hưởng của những khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới hoặc do không ý thức được sâu sắc về tác động của những quy định đó đối với việc thay đổi tư tưởng lạc hậu về giới.
Định kiến thể hiện trong nhận thức, thái độ và hành động của người dân
TS Đào Lệ Thu cho biết trước hết, về mặt nhận thức, đa số người Việt Nam (nhất là ở những vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa) còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu, cho rằng nữ giới có bổn phận đương nhiên là làm việc nhà, chăm con và lệ thuộc vào chồng; đương nhiên chịu sự dạy bảo và áp đặt của chồng. Từ nhận thức đó dẫn đến những thái độ tiêu cực như từ phía đàn ông là coi thường, thiếu tôn trọng, coi phụ nữ trong gia đình như người để mình sai khiến, điều khiển; từ phía người phụ nữ là thái độ chấp nhận (ở những mức độ khác nhau). Thái độ đó gắn với những hành vi ứng xử như:cho phép mình được hành hạ, nhục mạ, đánh đập người phụ nữ trong gia đình, chính vì vậy khi bạo hành hoặc những xung đột, tranh chấp xảy ra người đàn ông thường không sợ bị trừng phạt và phụ nữ thường cam chịu, sợ hãi bị trả thù, xấu hổ…dẫn đến không dám tố cáo hành vi xâm hại hoặc cho rằng mình không có quyền yêu cầu khởi tố đối với tội phạm do chồng hoặc cha mẹ thực hiện.
Bên cạnh đó, lao động của phụ nữ trong gia đình được cho là để thực hiện thiên chức, không được tính công. Vì vậy khi li dị thường chịu thiệt thòi, không dám đòi hỏi chia tài sản hoặc nếu có thì nhiều trường hợp khó có cơ sở để họchứng minh việc đòi quyền lợi cho mình. Thêm vào đó là quan niệm trọng nam khinh nữ và vì vậy con trai thường được thừa kế toàn bộ hoặc phần lớn tài sản của cha mẹ và khi không được như vậy thì cũng xảy ra xung đột, thậm chí có trường hợp dẫn đến thực hiện tội phạm đối với chị em của mình, bên cạnh đó còn một xu hướng nữa là vì phụ nữ cũng có thái độ chấp nhận định kiến giới nên thường không muốn khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế.
Bị xâm hại nghiêm trọng như vậy nhưng phụ nữ không thường nhờ tới các cơ quan tố tụng hình sự giải quyết vấn đề của họ, thay vào đó họ lựa chọn chấp nhận im lặng hoặc hòa giải tại cơ sở. Nguyên nhân được cho là vì hầu hết các vụ bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình và được mặc định là “việc nhà”, đối với những vụ việc được tố cáo cơ quan tố tụng lại không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của vấn đề khi giải quyết . Nhiều nghiên cứu và khảo sát thực tiễn đã chỉ ra rằng thái độ nhẫn nhịn, cam chịu của phụ nữ bị bạo lực cũng như sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với việc giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình nằm ở định kiến giới, khi mà đàn ông ưa bạo lực được cho là nóng tính còn bổn phận của phụ nữ là nhẫn nhịn để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Nhận thức, thái độ và ứng xử của cán bộ cơ quan tư pháp
TS Đào Lệ Thu khẳng định, khi chịu ảnh hưởng của tư tưởng khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới, nhiều cán bộ tư pháp nhận thức vấn đề đơn giản, đôi khi xem nhẹ vấn đề cần giải quyết: trong việc chia thừa kế, việc giải quyết ly hôn;việc điều tra, truy tố, xét xử các hành vi phạm tội có tính chất bạo lực giới. Ví dụ: tiếp nhận và giải quyết tố cáo về xâm hại tình dục hoặc bạo lực gia đình có những đặc điểm khác với những hành vi xâm hại con người khác, tuy nhiên cán bộ tư pháp trong nhiều trường hợpkhông nhận thức được tính nhạy cảm của vấn đề hoặc vì khuôn mẫu cổ hủ mà cho rằng những trường hợp này là vấn đề đạo đức gia đình, pháp luật không nên can thiệp, thậm chí nhận thức sai lệch về vấn đề khi ngầm ủng hộ quan điểm của người gây bạo lực cho rằng người phụ nữ, người vợ đáng bị đối xử như vậy.Nhận thức đó trong một số trường hợp dẫn đến thái độ thờ ơ, thiếu nhiệt tình, thiếu tâm lý, đôi khi còn soi mói, thiếu tôn trọng nạn nhân của bạo lực.
Cách nhìn mang tính khuôn mẫu cổ hủ còn ảnh hưởng tới cách giải quyết những vụ xâm hại tình dục đối với những người hành nghệ mại dâm.Phụ nữ bán dâm thường bị xem như người sống ngoài vòng pháp luật, không đáng được hưởng sự bảo vệ của pháp luật.
Nghiên cứu của UNODC cho thấy thái độ khoan nhượng phổ biến của các nhân viên thực thi pháp luật, với quan niệm rằng bạo lực gia đình là một vấn đề riêng tư, cần ưu tiên gìn giữ sự toàn vẹn của gia đình và phụ nữ không bao giờ có thể từ chối nhu cầu tình dục của chồng. Các nghiên cứu của UNODC cho thấy nhiều nạn nhân không hài lòng với kết quả làm việc của cảnh sát (47%) và nghĩ rằng các biện pháp của cảnh sát là không đủ nghiêm khắc (54%). Sự không hài lòng chủ yếu xuất phát từ việc cảnh sát không điều tra các trường hợp (24%) hoặc không ép buộc đối với các thủ phạm (24%).
Việc thực thi pháp luật chịu ảnh hưởng của định kiến giới còn thể hiện ở góc độ tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp. Thực trạng hệ thống cơ quan tư pháp cho thấy tình trạngthiếu cán bộ nữ, cán bộ nữ ít giữ vị trí chủ chốt, hầu như không giữ vị trí đứng đầu. Cán bộ tư pháp còn chưa được đào tạo chuyên môn sâu về giải quyết những vụ việc, vụ án có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, bạo lực giới và bạo lực gia đình. Hệ thống cơ quan tư pháp cần đủ về số lượng và có năng lực chuyên môn, có trình độ, có kiến thức tâm lý và đặc biệt không mang định kiến giới khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em gái.
Một minh chứng cho những vấn đề nêu trên chính là một số khó khăn được nêu ra bởi những cán bộ làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý. Lực lượng cũng như kinh phí cho lực lượng tham gia công tác trợ giúp pháp lý còn nhiều vấn đề: thiếu nhân lực, thiếu kĩ năng làm việc với người bị bạo lực giới… Những phân tích về rào cản đối với phụ nữ làm việc trong lĩnh vực tư pháp hình sự cũng cho thấy một trong những rào cản lớn nhất là định kiến về giới và sự ảnh hưởng của những chuẩn mực do nam giới đặt ra./.
Nhất Anh
anhdt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Sáng nay, 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân giúp doanh nghiệp có nhiều chính sách đột phá để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế-xã hội.
Hữu Anh (TH)
(ThanhtraVietNam) – Liên quan đến công tác thực hiện chính sác ưu đãi người có công, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc.
M. Phương (tổng hợp)
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại”, mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đây là chủ đề Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được thảo luận tại Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.
Hữu Anh (TH)
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, được Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát thẩm tra và trình bày trong Báo cáo số 440/BC-UBDNGS15 ngày 6/5/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho công tác bầu cử tại Việt Nam và thể hiện sự linh hoạt và quyết đoán của Quốc hội trong giải quyết các vấn đề cấp bách.
Lan Anh