Thứ tư, 12/03/2025 - 13:07 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Năm 2025, Bộ Tư pháp đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài sản công và ngân sách Nhà nước, đồng thời quyết liệt thực hiện các biện pháp thu hồi tối đa tài sản bị lãng phí.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh yêu cầu các đơn vị trong ngành quán triệt triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP).
Ngoài ra, việc thực hiện các yêu cầu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về phòng, chống lãng phí cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp trong năm nay. Bộ trưởng yêu cầu toàn ngành bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp đã đề ra trong Chương trình tổng thể về THTK, CLP của Chính phủ, cũng như Chương trình THTK, CLP giai đoạn 2021-2025 của Bộ Tư pháp để đảm bảo triển khai một cách đồng bộ, thực chất.
Để đạt được những mục tiêu này, Bộ Tư pháp nhấn mạnh việc siết chặt kỷ luật tài chính, tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ chi ngân sách Nhà nước theo đúng dự toán, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời huy động các nguồn lực xã hội và tinh gọn bộ máy hành chính.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: Media Quốc hội
Phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, siết chặt quản lý tài sản công
Mục tiêu cụ thể mà Bộ Tư pháp đặt ra trong năm 2025 là thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực. Chương trình tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ phải đảm bảo tính toàn diện, nhưng đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị.
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu trong việc xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, triển khai tổ chức thực hiện, cũng như kiểm tra, giám sát để đánh giá kết quả. Điều này nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và hành động tại tất cả các cấp, cơ quan, đơn vị trong ngành.
Trong đó, các biện pháp trọng tâm được đề ra gồm:
Siết chặt kỷ luật tài chính, ngân sách, đảm bảo sử dụng nguồn lực Nhà nước một cách hiệu quả, tránh thất thoát. Kiểm soát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng tài sản công, đảm bảo sử dụng đúng tiêu chuẩn, định mức, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Tăng cường sắp xếp, xử lý tài sản công, đặc biệt là đất đai, nhà công vụ, gắn với việc tinh gọn bộ máy. Loại bỏ các dự án đầu tư công kém hiệu quả, tập trung nguồn lực cho các dự án thực sự cấp bách, có tác động phát triển bền vững. Rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt trong các lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đẩy mạnh quá trình tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Mục tiêu đặt ra là giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đáng chú ý, Bộ Tư pháp phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên so với dự toán năm 2024. Đây là con số tiết kiệm nằm ngoài mức tiết kiệm 10% bắt buộc để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định.
Tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm trong quản lý tài sản công
Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ Tư pháp đề ra trong năm 2025 là tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong các lĩnh vực có nguy cơ thất thoát cao như đất đai, đầu tư, xây dựng, tài chính công và tài sản công.
Các vụ việc có dấu hiệu lãng phí lớn, gây thất thoát ngân sách Nhà nước sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, các đơn vị phải thực hiện công khai, minh bạch trong việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên, đảm bảo không có tình trạng chi tiêu không hợp lý, không đúng quy định.
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh yêu cầu các đơn vị trong ngành quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm thu hồi tối đa cho Nhà nước các khoản tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng sai quy định hoặc gây lãng phí.
Cùng với đó, đẩy mạnh việc kiểm soát vốn đầu tư công, đảm bảo giải ngân đúng tiến độ, đúng mục đích và tránh lãng phí ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, rà soát, loại bỏ những dự án kém hiệu quả, không cần thiết hoặc chưa cấp bách. Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức gây chậm tiến độ giải ngân hoặc làm phát sinh thất thoát, lãng phí. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án sử dụng vốn đầu tư công, đảm bảo đưa vào khai thác sớm để tránh tình trạng lãng phí nguồn lực. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng kéo dài, gây lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước.
Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn ngành
Bên cạnh các biện pháp quản lý tài chính và đầu tư, Bộ Tư pháp cũng đặt mục tiêu xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn ngành.
Bộ sẽ có các biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tiết kiệm trong công tác chuyên môn, đồng thời tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ngoài ra, các đơn vị phải chủ động kiểm tra nội bộ, đề xuất biện pháp xử lý, cũng như thực hiện nghiêm các quy định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát ngân sách Nhà nước. Đồng thời, Bộ Tư pháp sẽ kiên quyết xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm về lãng phí, tăng cường thanh tra, kiểm toán để thu hồi tối đa tài sản Nhà nước bị thất thoát.
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh